Kế hoạch, thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học giải phương trình và bất phương trình lớp 10 trung học phổ thông (Trang 112 - 127)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Kế hoạch, thời gian thực nghiệm

* Kế hoạch thực nghiệm:

- Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm.

- Giới thiệu và hƣớng dẫn học sinh PP học hợp tác ở các lớp thực nghiệm. - Tổ chức dạy các tiết đã chọn cho hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Đánh giá kết quả của đợt thực nghiệm.

* Thời gian thực nghiệm sƣ phạm:

Ngày 19 tháng 11 năm 2010 , dạy thử nghiệm lớp 10C11 (giáo án 1) Ngày 28 tháng 01 năm 2011, dạy thử nghiệm lớp 10C11 (giáo án 2) Ngày 17 tháng 02 năm 2011, dạy thực nghiệm lớp 10C11 (giáo án 3)

Bài dạy đƣợc chuẩn bị theo tiến độ chƣơng trình của các lớp. * Địa điểm tham gia thực nghiệm:

- Trƣờng THPT Nguyễn Trãi - Hải Phòng.

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi trao đổi với GV (tham gia thực nghiệm) về các tài liệu để soạn giáo án và thực hiện các bƣớc lên lớp đối với một số giáo án đã nêu ở chƣơng 2 của luận văn. Thử nghiệm sƣ phạm đƣợc thực hiện song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có học lực tƣơng đƣơng nhau, do cùng một GV dạy, dạy theo giáo án do chúng tôi thiết kế ở lớp thực nghiệm; dạy giáo án bình thƣờng do GV tự soạn ở lớp đối chứng.

Để lựa chọn mẫu thực nghiệm chúng tôi tiến hành:

- Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của GV dạy và giáo viên chủ nhiệm hai lớp - Tìm hiểu số liệu đánh giá về kết quả học tập của hai lớp

- Dựa vào kết quả của bài kiểm tra (Kiểm tra hai lớp với cùng một nội dung và đánh giá kết quả qua bài kiểm tra 15 phút).

Bảng 3.1: Kết quả phân loại trình độ của HS qua lần kiểm tra trước thực nghiệm

Lớp Số bài kiểm tra

Điểm khá – giỏi Trung bình Yếu – kém

HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ ĐC 45 18 40% 21 47% 6 13% TN 45 17 38% 23 51% 5 11% Trong đó : + Lớp đối chứng: Lớp 10C10 + Lớp thực nghiệm: Lớp 10C11

Để đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi thực hiện các hoạt động:

1. Tiến hành kiểm tra 15 phút (phụ lục 1 và phụ lục 2) để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của HS. Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có chế độ kiểm tra nhƣ nhau sau các bài dạy bằng các bài kiểm tra. Hoạt động kiểm tra đƣợc tiến hành ngay sau mỗi tiết dạy thực nghiệm.

Chấm các bài kiểm tra trên thang điểm 10 và so sánh kết quả thu đƣợc giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

2. Trao đổi với GV và HS để rút kinh nghiệm. Có sự điều chỉnh cho phù hợp với giáo án do chúng tôi soạn thảo, hoặc điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi ở lần thực nghiệm sau.

3. Lấy ý kiến của GV và HS về hiệu quả của PPDH hợp tác trong dạy học nội dung PT và BPT lớp 10 THPT cả về mặt kiến thức và kỹ năng hợp tác.

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Kết quả về kiến thức môn học

Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm

Lớp Tổng số bài Số bài đạt điểm 0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 45 0 3 3 9 11 5 6 5 3 TN 45 0 1 2 7 9 6 8 7 5

Bảng 3.3: So sánh định lượng kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Số bài kiểm tra

Điểm khá – giỏi Trung bình Yếu – kém

HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ

ĐC 45 19 42% 20 44,5% 6 13,5%

TN 45 26 58% 16 35% 3 7%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Điểm khá giỏi Trung Bình Yếu kém

ĐC TN

Qua số liệu thống kê ở bảng 3 cho thấy:

- Tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi ở bài kiểm tra của lớp thực nghiệm (58%) cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng (42%) cũng nhƣ so với kết quả khảo sát học lực và bài kiểm tra ban đầu (38%). Một số lƣợng khá lớn HS trung bình trƣớc thực nghiệm đã nắm bắt kiến thức tốt hơn, điểm kiểm tra của các HS đó đã cao hơn. Tỉ lệ điểm khá – giỏi vì thế cũng tăng lên.

- Tỉ lệ HS đạt điểm yếu – kém ở lớp thực nghiệm (7%) thấp hơn so với lớp đối chứng (13,5%) cũng nhƣ giảm so với tỉ lệ ban đầu (11%). Kết quả này cho thấy qua hoạt động hợp tác trong học tập, những HS yếu – kém đã có tiến bộ. Phần lớn các em đã nắm đƣợc kiến thức cơ bản ngay tại lớp (thể hiện ở tỉ lệ 93% HS đạt từ điểm 5 trở lên), biết vận dụng kiến thức để làm các bài tập đơn giản (58% học sinh đạt từ điểm 7 trở lên)

Nhƣ vậy, từ kết quả kiểm tra cho thấy nhận định cho rằng việc vận dụng PPDH hợp tác trong DH phƣơng trình và bất phƣơng trình (bao gồm cả hệ PT và BPT) ở lớp 10 THPT giúp tăng hiệu quả học tập của học sinh đối với nội dung này là hoàn toàn có cơ sở.

3.3.2. Kết quả về kỹ năng hợp tác

Trong tiết học đầu tiên ở lớp thực nghiệm (dạy giáo án 1), HĐ của GV và của HS chƣa nhịp nhàng, HĐ của các nhóm còn thiếu sôi nổi, rời rạc, chƣa thể hiện rõ vai trò của các thành viên, hiệu quả HĐ chƣa cao dẫn đến “cháy” giáo án. Nguyên

nhân là vì học sinh chƣa hiểu rõ về học hợp tác, về các kỹ năng làm việc nhóm, chƣa ý thức đƣợc mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể…Trong các giờ học tiếp theo, theo quan sát cho thấy không khí học tập là khá sôi nổi và tích cực, có tinh thần hợp tác. HS trong mỗi nhóm nhìn chung có thái độ nghiêm túc học tập, tự giác và tích cực tham gia các HĐ thảo luận.

Kết quả điều tra băng phiếu đối với HS lớp thực nghiệm sau khi tiến hành các giờ dạy thực nghiệm cho thấy.

+ Về thái độ đối với học hợp tác: Không có HS nào không thích học hợp tác. Có đến 91% HS thích học hợp tác và thƣờng xuyên đƣợc học hợp tác. Điều đó cho thấy học hợp tác phù hợp với nhu cầu và hứng thú của đa số HS.

+ Về trách nhiệm cá nhân đối với nhóm ( câu 3, 8): Có 82,2% HS trả lời là thƣơng xuyên (hoặc rất thƣơng xuyên) đƣa ra ý kiến đóng góp cho nhóm, 86,7% HS thƣờng cố gắng tìm cách để các bạn hiểu đƣợc các ý kiến của mình trong quá trình thảo luận, chỉ có 2,2% (câu 3) và 4,4% (câu 8) chọn phƣơng án rất ít khi. Kết quả này cho thấy trách nhiệm cá nhân đối với nhóm đã tăng lên khá nhiều so với kết quả điều tra chung trƣớc thực nghiệm (44,1% và 69%).

+ Đối với các câu hỏi về kỹ năng giao tiếp trong quá trình hợp tác kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ học sinh chọn phƣơng án thƣờng xuyên hoặc rất thƣơng xuyên (câu 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11,13,14) trung bình từ 82,2% đến 91%, tỉ lệ HS chọn phƣơng án không bao giờ hoặc ít khi (đối với câu 12, 15) là 91 và 95,6%. Nhƣ vậy các kỹ năng giao tiếp của HS và thái độ hợp tác của HS đã khá tốt và khả quan so với trƣớc thực nghiệm. Do đó các hình thức tổ chức DH hợp tác là khá hiệu quả có tác dụng phát triển các kỹ năng hợp tác trong HS.

Nhƣ vậy, nhìn chung HS trong lớp TN đã có kỹ năng hợp tác khá tốt và đƣợc đánh giá là tiến bộ sau mỗi lần dạy thực nghiệm. Các HS đều tỏ ra tự tin hơn, tích cực chủ đông hơn, hiệu quả học tập cũng đƣợc nâng lên. Bên cạnh đó việc thiết kế các tình huống học hợp tác cũng đã phát huy đƣợc hiệu quả về mặt rèn luyện các kỹ năng hợp tác cho HS.

Qua kết quả điều tra bằng phiếu và hỏi trực tiếp đối với GV dự giờ chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận sau:

+ Phần lớn GV đánh giá việc vận dụng PPDH hợp tác sẽ phát huy đƣợc tính tích cực chủ động cũng nhƣ kỹ năng hợp tác của HS.

+ Các GV đều cho rằng có thể vận dụng PPDH hợp tác không những trong dạy học PT và BPT mà còn trong nhiều nội dung khác của bộ môn toán ở trƣờng THPT.

+ Cần kết hợp PPDH hợp tác với các PPDH khác nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn toán ở trƣờng THPT.

Kết luận chƣơng 3

Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho thấy giả thuyết khoa học nêu ra đã đƣợc chứng minh theo các khía cạnh sau đây.

1. Việc áp dụng PPDH hợp tác trong dạy học PT và BPT ở lớp 10 THPT là hoàn toàn khả thi.

2. Dạy học PT và BPT thông qua các tình huống hợp tác giúp phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của HS trong quá trình học tập.

3. Dạy học PT và BPT theo phƣơng pháp dạy học hợp tác không chỉ cung cấp kiến thức cần thiết của môn học mà còn có tác dụng rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh, phát triển tƣ duy hội thoại, phê phán. Từ đó góp phần hình thành nên phong cách làm việc hợp tác cho HS trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN

1. Luận văn đã tìm hiểu và hệ thống một số vấn đề lý luận về dạy học hợp tác và dạy học PT và BPT.

2. Luận văn đã nêu lên một số vấn đề về thực trạng việc dạy học PT và BPT và vận dụng dạy học hợp tác ở trƣờng THPT hiện nay.

3. Luận văn đã thiết kế đƣợc 22 tình huống dạy học hợp tác minh họa cho việc vận dụng DHHT vào dạy học nội dung PT và BPT lớp 10 THPT.

4. Luận văn đã thiết kế đƣợc 03 giáo án giáo án dạy học nội dung PT và BPT lớp 10 THPT theo phƣơng pháp dạy học hợp tác.

5. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm để chứng minh tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Qua nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, nhận thấy dạy học PT và BPT thông qua các tình huống dạy học hợp tác không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, chủ động hơn mà còn tạo cơ hội cho các em đƣợc giao lƣu học hỏi lẫn nhau, qua đó rèn luyện các kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp…

Nhƣ vậy có thể kết luận việc vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học nội dung PT và BPT lớp 10 THPT là hoàn toàn khả thi, giúp tăng hiệu quả học tập cũng nhƣ phát huy tính tích cực và phát triển các kỹ năng hợp tác cho học sinh phổ thông. Do

đó luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho GV phổ thông và sinh viên các trƣờng sƣ phạm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, NXB Giáo dục, 2005.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa và sách Giáo viên lớp 10, 11, 12

3. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục và hướng dẫn thực hiện, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.

4. Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Thế Thạch (đồng Chủ biên), Đặng Thanh Hải, Trần Tuyết Thanh, Hoàng Xuân Vinh, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Toán lớp 10, NXB Giáo dục, 2008.

5. Ngô Thị Thu Dung, Một số vấn đề lí luận về kỹ năng học theo nhóm của học sinh. Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề, tr 9 - 11.

6. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, 2005

7. Phạm Văn Đồng, Thư gửi các bạn trẻ yêu toán, Toán học và tuổi trẻ, 11 - 1997 8. Phạm Thị Đức, Một số suy nghĩ về năng lực khái quát hóa, Tạp chí NCGD, 5 - 1995. 9. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Tâm lý học, tập 1,

10. Phạm Văn Hoàn (Chủ biên), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình, Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục, 1981.

11. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục,

Hà Nội, 1998.

12. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sƣ phạm, 2002. 13. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thụy, Phương pháp dạy học môn Toán, tập I,

NXB Giáo dục, 1992.

14. Hoàng Lê Minh, “ Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động tự học

môn Toán cho học sinh THPT tại Hải phòng”. Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, 2001.

15. Hoàng Lê Minh, “Dạy học môn Toán theo hình thức học tập hợp tác”, Tạp chí khoa học trƣờng ĐHSP Hà Nội, số 6, tr58 – 61, 2006.

16. Hoàn Lê Minh, “Thiết kế tình huống hoạt động học tập hợp tác trong dạy học môn Toán”, Tạp chí giáo dục, số 175, tr31 – 33, 2007.

17. Hoàng Lê Minh, “Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh khi thảo luận nhóm

trong dạy học môn Toán”, Tạp chí giáo dục, số 162, tr31 – 33, 2007.

18. Hoàng Lê Minh, “ Dạy học môn Toán ở trường THPT đáp ứng mục tiêu giáo

dục trong thế kỷ XXI”, Tạp chí khoa học trƣờng ĐHSP Hà Nội, số 3, tr9 – 14, 2007.

19. Hoàng Lê Minh, “Tổ chức dạy học hợp tác thông qua bài Dấu tam thức bậc hai”- Đại số lớp 10, Tạp chí giáo dục, số 169, tr25 – 28, 2007.

20. Hoàng Lê Minh, “ Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường THPT”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2007.

21. Hoàng lê Minh, “ Phát triển năng lực giải bài tập Toán học cho học sinh thông qua Phương pháp dạy học hợp tác”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc Gia về giáo

dục Toán học ở trƣờng phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam,2011,.

22. Bùi Văn Nghị, Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể, NXB Đại học Sƣ phạm, 2008.

23. Trịnh Thanh Nguyện, Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học định lý hình hoc

không gian lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sƣ phạm

24. G.Polya, Giải một bài toán như thế nào ?, NXB Giáo dục, 1997 (Ngƣời dịch:

Hồ Thuận, Bùi Tƣờng).

25. G.Polya , Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, 1997 (Ngƣời dịch: Nguyễn Sĩ

Tuyển, Phan Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản).

26. Lê Mậu Thống, Giới thiệu đề thi tuyển sinh & đáp án vào các trường Đại học

trên toàn quốc từ năm 2002 đến năm 2006 môn Toán, NXB Hà Nội, 2006.

27. Nguyễn Cảnh Toàn, Nên học toán thế nào cho tốt ?, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 28. Nguyễn Thị Kim Xuyến, Rèn luyện năng lực giải bài tập toán học cho học sinh

THPT qua phương pháp dạy học hợp tác, Luận văn thạc sĩ Sƣ phạm Toán

học, khoa Sƣ phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. 29. SlavinR.E, Học tập hợp tác, NXB Methuen London, 1983.

30. Johnson D & Johnson R, Learning together and alone: Cooperation in the

classroom 3rd(Ed.) Edina, MN Interation, 1990. 31. Johnson & F.Johnson, Joining toghther, 1991.

PHỤ LỤC 1

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

Sau khi dạy thực nghiệm bài “hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn”

Thời gian: 15‟ Câu 1. Cho hệ PT 1 2 mx y m x my        

a) Giải và biện luận hệ theo tham số m. b) Suy ra điều kiện của m để hệ có nghiệm. Câu 2. viết điều kiện để hệ

' ' ' ax by c a x b y c        a) Có nghiệm. b) Có nghiệm duy nhất.

PHỤ LỤC 2

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

Sau khi dạy thực nghiệm bài “Một số PT và BPT quy về bậc hai”

Thời gian: 15‟

Câu 1. Giải các bất phƣơng trình sau và giải thích cách làm a) x2   x 4 0

b)  x2 5x 6 0

Câu 2. Tìm m để BPT sau nghiệm đúng với mọi giá trị của m a) 2x2 m1x3m2 2m 1 0

PHỤ LỤC 3

(Theo Phiếu trƣng cầu ý kiến GV về PPDH hợp tác - TS. Hoàng Lê Minh) PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ PPDH HỢP TÁC TRONG MÔN

TOÁN CHO HỌC SINH THPT

Họ tên : ... Tuổi: ... Số năm công tác ... Trƣờng: ...Tỉnh : ...

Để có được thông tin thực tế nhằm xây dựng và hiệu chỉnh PPHH hợp tác môn Toán cho HS THPT, đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà trường THPT hiện nay, xin

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học giải phương trình và bất phương trình lớp 10 trung học phổ thông (Trang 112 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)