Phântích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa (Trang 26 - 36)

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào rủi ro là điều không thể trách khỏi. Với chức năng nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng lại càng có nhiều rủi ro hơn.Một trong những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng đó là rủi ro tín dụng.Biểu hiện của rủi ro này trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

2.2.4.1. Phân tích nợ xấu theo thời hạn

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu theo thời hạn trong 2 năm 2012 và 2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 Số tiền (%) Ngắn hạn 76.038,15 105.589,09 29.550,94 38,86 Trung- Dài hạn 9.121,03 10.237,05 1.116,02 12,23 Tổng 85.259,18 115.826,14 30.666,96 35,97

Nguồn: Phòng kế toán VCB chi nhánh Biên Hòa

Bên cạnh việc tăng dư nợ thì tồn tại khá nhiều nợ xấu trong 2 năm. Ở năm 2012 tổng nợ xấu của ngân hàng là 85.159,18 triệu đồng, năm 2013 là 115.826,14 triệu đồng tăng thêm 30.666,96 triệu đồng chiếm 36,01% so với năm 2012.Tuy nhiên,nếu nhìn theo hướng tổng thể thì số nợ xấu tăng lên này vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Nợ xấu ngắn hạn: Cụ thể sự tăng lên của nợ xấu trong ngắn hạn năm 2012 là 76.038,15 triệu đồng, năm 2013 là 105.589,09 triệu đồng tăng 29.550,94 triệu đồng tương đương 38,86% so với năm 2012. Xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao hơn nợ xấu trung và dài hạn. Nguyên nhân trong 2 năm qua thị trường luôn có sự biến động mạnh làm cho giá cả về nguyên nhiên liệu đầu vào trong và ngoài nước không ngừng gia tăng khiến cho giá thành tăng cao, làm cho nhu cầu của người dân giảm xuống, số lượng tiêu thụ giảm mạnh... chính những điều ngày dẫn đến nhiều công ty không thể thu lại nguồn vốn trong thời hạn theo dự tính trước.

Nợ xấu trung và dài hạn: Tăng nhẹ cụ thể năm 2012 là 9.121,03 triệu đồng, năm 2013 là 10.237,05 triêu đồng tăng 1.116,02 đồng tương đương 12,23% so năm 2012. Nguyên nhân của viêc tăng nợ quá hạn của cả ngắn trung và dài hạn trong 2 năm 2012 và 2013 là do sự tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh, ngân hàng đã mở rộng thêm doanh số cho vay nhiều lần, mở rộng nhiều đối tượng vay vốn, nhằm đáp ứng mục tiêu là tìm kiếm thêm ngày càng nhiều khách hàng mới. Nguyênnhân do trong hai năm này tình kinh tế chưa các tiến triển lắm.Thêm vào đó, những tình

hình bất ổn của nền kinh tế… ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Những đơn vị vay vốn này do không thể lường trước được rủi ro,dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, không thể hoàn trả vốn và lãi vay đúng thời hạn. Chính vì thế đã làm cho nợ quá hạn ngân hàng có sự gia tăng trong hai năm qua.

2.2.4.2. Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế

Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn theo ngành nghề năm 2012 – 2013

Đvt: Triệu đồng

Ngành 2012 2013 2013/2012 Số tiền % Nông- Lâm- Thủy sản 8.975,73 9.451,86 476,13 5,31 Công nghiệp- Xây dựng 37.868,06 41.153,02 3.284,96 8,67 Thương mại- Dịch vụ 20.017,25 22.875,15 2.857,90 14,27 Tổng 41.868,46 45.393,42 3.524,96 8,42

Nguồn: Theo phòng kế toán VCB chi nhánh Biên Hòa

Nhìn chung nợ xấu theo ngành kinh tế tăng qua hai năm từ 41.868,46 triệu đồng tăng lên 45.393,42 triệu đồng tương đương với tăng 8,42% cụ thể:

NgànhNông – Lâm - Thủy sản có nợ xấu bình quân tăng nhẹ. Năm 2012 là 8.975,73 triệu đồng, năm 2013 là 9.451,86 triệu đồng tăng 476,13 triệu đồng tương đương 5,31%

Ngành Công nghiệp - Xây dựng có nợ xấu năm 2012 là 37.868,06 triệu đồng, năm 2013 là 41.153,02 triệu đồng tăng 3.284,96 triệu đồng tương đương 8,67%. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành.

Ngành Thương mại - Dịch vụ có nợ xấu bình quân: Năm 2012 là 20.017,25 triệu đồng, năm 2013 là 22.875,15 triệu đồng tăng 2.857,9 triệu đồng tương đương 14,27%.

 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng tình hình nợ xấu đang có xu hướng tăng đây là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của Ngân hàng và tác động làm giảm doanh thu Ngân hàng. Chính vì vậy đồi hỏi Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ cũng như xem xét kỹ lượng các điều kiện vay vốn của khách hàng để giảm rủi ro. Tuy nhiên, đây vẫn là con số nằm trong mức cho phép của Ngân hàng.

Bảng 2.12 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động năm 2012 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Vốn huy động Triệu đồng 4.834.000,00 6.078.960,00 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 5.406.780,00 6.910.020,00 Doanh số cho vay Triệu đồng 9.451.260,00 11.222.880,00 Doanh số thu nợ Triệu đồng 8.568.240,00 9.660.780,00 Doanh số dư nợ tín dụng Triệu đồng 4.195.033,50 4.826.089,17 Nợ Xấu Triệu đồng 85.159,18 115.826,14 Tỷ lệ vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 89,41 87,97 Tỷ lệ dư nợ/Doanh số cho vay % 90,66 86,08 Nợ Xấu/Tổng dư nợ % 2,03 2,40 Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động % 86,78 79,39 Vòng quay Vốn tín dụng vòng/năm 2,04 2

Nguồn: Tính toán từ các bảng

2.3.1. Tỷ lệ vốn huy động/Tổng nguồn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng, cho biết nguồn vốn của Ngân hàng có phụ thuộc vào Ngân hàng Vietcombank hay không.Qua bảng số liệu cho ta thấy được tỷ lệ huy động vốn trên nguồn vốn ngày càng giảm xuống. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ này là 89,41% sang năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 87,97%. Điều này cho thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng chưa tăng đáng kể mặc dù là vốn huy động của năm 2013 tăng nhanh so với năm 2012 là 1.244.960 triệu đồng.

2.3.2. Tỷ lệ dư nợ/Doanh số cho vay

Đây là chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ tại chi nhánh Biên Hoà năm 2012 chiếm 90,66% và giảm xuống 4,58% năm 2013(chiếm 86,08%). Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ đang có xu hướng giảm xuống, vẫn còn rủi ro, tuy nhiên thì con số thu hồi nợ 86,08% (năm 2013) vẫn là một con số tương đối cao, nó đảm bao cho khả năng thu hồi nợ tương đối có hiệu quả.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó.Tỷ lệ này được chấp nhận ở mức tối đa là 5%, nếu vượt qua tỷ lệ này thì Ngân hàng đang ở tình trạng báo động. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên 0,37% chỉ trong vòng 2 năm. Cụ thể năm 2012 đạt 2,03% đến năm 2013 tăng lên 2,4%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng nhưng đây là con số tăng không đáng kể và trong mức cho phép. Điều này cho thấy Ngân hàng đang dùng mọi biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức có thể, tuy nhiên chất lượng tín dụng vẫn chưa cao.

2.3.4 Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động đang có xu hướng giảm, năm 2012 chiếm 86,78% nhưng đến năm 2013 chỉ còn 79,39%. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động cho vay còn kém. Đây là con số không thể nào cho phép đối với Ngân hàng, vì chính nguồn vốn huy động này sẻ làm tăng thêm một khoản phí mà khách hàng đã gửi ở Ngân hàng, mặc khác làm cho doanh thu mang về từ vồn huy động bị giảm xuống đáng kế. Cho nên, để tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động tăng lên trên mức 100% đòi hỏi Ngân hàng nên tìm những nơi đang thiếu hụt nguồn vốn để cung ứng cho họ nhưng phải đảm bảo có đủ khả năng chi trả. Đây là một điểm hạn chế của chi nhánh.

2.3.5 Vòng quay vốn tín dụng

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vòng quay vốn tín dụng đang được rút ngắn lại điều này cho thấy tôc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh ngày càng nhanh.Điều này cho thấy đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả vàđem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Cụ thể năm 2012 chiếm 2,04 vòng/năm nhưng đến năm 2013 vòng quay vốn tín dụng chỉ còn 2,0 vòng/năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng.

2.4. Nhận xét chung 2.4.1 Ưu điểm

• Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hằng năm.

• Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao và năng động, có tinh thần học hỏi, có phong cách làm việc nhanh nhẹn, tận tình phục vụ một cách tốt nhất về hoạt động của ngân hàng.

• Ngân hàng có một cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, trụ sở được xây dựng tại vị trí thuận lợi.

2.4.2 Nhược điểm

• Trong quá trình cấp tín dụng cho khánh hàng, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả và hoàn thiện.

• Dư nợ tăng trưởng chậm,thị phần suy giảm, quá trình thu hồi nợ thấp nhất trong hoạt động tín dụng chỉ tăng 12,75%.

• Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng còn thấp trong khi lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.

• Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ thu hồi còn chậm, chưa có biện pháp kiên quyết xử lý.

• Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay chưa cao, chí phí từ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng luôn tăng trong hai năm nay làm cho doanh thu của các hoạt động giảm.

2.4.3 Nguyên nhân

• Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ,sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức.

• Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu kiểm sát sao.

• Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh môc đầu tư.

• Ngày càng có nhiều ngân hàng và công ty tài chính ra đời làm cho việc cạnhtranhngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi ngân hàng cần có những kế hoạch, những chính sách để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

• Định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển tổng thể từng vùng, từng ngành, các cấp, địa phương chưa đồng bộ, thiếu ổn định. Trong khi đó nền kinh tế đã có sự chững lại, sức mua giảm cững làm cho tín dụng chững lại.

• Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư tín dụng, còn thiếu nhiều các định chế phụ trợ cần thiết.

• Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng.Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

• Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

• Chất lượngthông tin chưa cao, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay

• Những biến động kinh tế không dự báo được.Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt quakhó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.

• Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong cácchính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế,vốn..cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay.

CHƯƠNG 3: MỐT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH

BIÊN HOÀ

3.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 3.1.1 Đối với công tác huy động vốn

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản.

Phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động hoặc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Mạnh dạn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hóa hình thức huy động vốn và đây cũng là công cụ thu hút vốn dài hạn cho Ngân hàng nhằm ổn định công tác đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng.

Có quà tặng cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn tiền gửi ổn định.

Ngoài ra, ngân hàng vietcombank chi nhánh Biên Hoà cần áp dụng các chiến lược Marketingcụ thể như sau:

- Quảng cáo bằng hình thức tờ bướm hay tuyên truyền các hình thức huy động vốn thông qua đài truyền hình Biên Hoà tới khách hàng.

- Gởi phiếu trưng cầu ý kiến trong dân, thông qua hình thức thống kê trắc nghiệm về thu nhập, phương thức phục vụ và nhu cầu phục vụ.

- Động mời gọi các cơ quan thực hiện chi trả lương qua Ngân hàng, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có khả năng tài chính mạnh, có nguồn tiền gửi nhiều.

3.1.2 Đối với công tác cho vay

- Qua bảng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ 78%- 80% ) trong tổng doanh số cho vay điều này góp phần làm giảm rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, xây dưng mới như: trang trại, xí nghiệp, nhà xưởng, công ty, nhà máy, trang thiết bị, máy móc… ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn trung, dài hạn là thật sự cần thiết. Do đó, Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung, dài hạn nhằm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa (Trang 26 - 36)