Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa (Trang 30 - 36)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vòng quay vốn tín dụng đang được rút ngắn lại điều này cho thấy tôc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh ngày càng nhanh.Điều này cho thấy đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả vàđem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Cụ thể năm 2012 chiếm 2,04 vòng/năm nhưng đến năm 2013 vòng quay vốn tín dụng chỉ còn 2,0 vòng/năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng.

2.4. Nhận xét chung 2.4.1 Ưu điểm

• Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hằng năm.

• Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao và năng động, có tinh thần học hỏi, có phong cách làm việc nhanh nhẹn, tận tình phục vụ một cách tốt nhất về hoạt động của ngân hàng.

• Ngân hàng có một cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, trụ sở được xây dựng tại vị trí thuận lợi.

2.4.2 Nhược điểm

• Trong quá trình cấp tín dụng cho khánh hàng, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả và hoàn thiện.

• Dư nợ tăng trưởng chậm,thị phần suy giảm, quá trình thu hồi nợ thấp nhất trong hoạt động tín dụng chỉ tăng 12,75%.

• Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng còn thấp trong khi lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.

• Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ thu hồi còn chậm, chưa có biện pháp kiên quyết xử lý.

• Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay chưa cao, chí phí từ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng luôn tăng trong hai năm nay làm cho doanh thu của các hoạt động giảm.

2.4.3 Nguyên nhân

• Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ,sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức.

• Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu kiểm sát sao.

• Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh môc đầu tư.

• Ngày càng có nhiều ngân hàng và công ty tài chính ra đời làm cho việc cạnhtranhngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi ngân hàng cần có những kế hoạch, những chính sách để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

• Định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển tổng thể từng vùng, từng ngành, các cấp, địa phương chưa đồng bộ, thiếu ổn định. Trong khi đó nền kinh tế đã có sự chững lại, sức mua giảm cững làm cho tín dụng chững lại.

• Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư tín dụng, còn thiếu nhiều các định chế phụ trợ cần thiết.

• Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng.Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

• Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

• Chất lượngthông tin chưa cao, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay

• Những biến động kinh tế không dự báo được.Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt quakhó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.

• Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong cácchính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế,vốn..cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay.

CHƯƠNG 3: MỐT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH

BIÊN HOÀ

3.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 3.1.1 Đối với công tác huy động vốn

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản.

Phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động hoặc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Mạnh dạn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hóa hình thức huy động vốn và đây cũng là công cụ thu hút vốn dài hạn cho Ngân hàng nhằm ổn định công tác đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng.

Có quà tặng cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn tiền gửi ổn định.

Ngoài ra, ngân hàng vietcombank chi nhánh Biên Hoà cần áp dụng các chiến lược Marketingcụ thể như sau:

- Quảng cáo bằng hình thức tờ bướm hay tuyên truyền các hình thức huy động vốn thông qua đài truyền hình Biên Hoà tới khách hàng.

- Gởi phiếu trưng cầu ý kiến trong dân, thông qua hình thức thống kê trắc nghiệm về thu nhập, phương thức phục vụ và nhu cầu phục vụ.

- Động mời gọi các cơ quan thực hiện chi trả lương qua Ngân hàng, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có khả năng tài chính mạnh, có nguồn tiền gửi nhiều.

3.1.2 Đối với công tác cho vay

- Qua bảng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ 78%- 80% ) trong tổng doanh số cho vay điều này góp phần làm giảm rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, xây dưng mới như: trang trại, xí nghiệp, nhà xưởng, công ty, nhà máy, trang thiết bị, máy móc… ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn trung, dài hạn là thật sự cần thiết. Do đó, Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung, dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở Biên Hoà.

- Thành lập bộ phận Maketing để điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng nhằm nắm bắt được nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng để tăng doanh số cho vay tại chi nhánh.

- Ngân hàng nên giảm việc cho vay các món vay nhỏ có giá trị thấp vì địa bàn rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có thể đa dạng hoá hình thức cho vay như thực hiện hình thức tín dụng bao thanh toán

- Ngoài ra, Ngân hàng cần trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất.

3.1.3 Đối với công tác thu nợ và nợ xấu

- Đối với thu nợ theo thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định.

- Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng với phòng kế toán để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.

dụng để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao.

- Kiên quyết xử lí các khoản nợ xấu, tránh điều chỉnh, gia hạn nhiều lần, tác động tiêu cực đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

- Đẩy mạnh hơn nữa những quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài, học tập công nghệ, tiến tới hội nhập từng việc, từng phần rồi tiến tới cả hệ thống.

- Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và có chính sách khen thưởng rõ ràng.

- Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, tăng cường cho vay đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Không tập trung vốn cho vay quá nhiều vào một hoặc một nhóm khách hàng để phân tán rủi ro.

- Làm tốt công tác thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay cũng như làm tốt công tác thu hồi nợ.

- Thực hiện đảm bảo tiền vay, nghĩa là Ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên.

KẾT LUẬN

Đứng trước sự bất ổn của nền kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế ở các quốc gia lớn trên thế giới thì vấn đề đặt ra hàng đầu đối với mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế, vượt qua những khó khăn hiện tại và phát triển trong tương lai.Với chức năng làm trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua ngân hàng, các nguồn lực sẽ được phân bổ, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn chung hiện nay. Để thực hiện được những điều này, đòi hỏi ngân hàng phải có một kế hoạch phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là hoạt động tín dụng - lĩnh vực thể hiện sự sống còn của tất cả các ngân hàng.Đối với Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank- Chi nhánh Biên Hòa cũng không ngoại lệ.Phần nào giúp Ngân hàng đứng vững và ngày càng nâng cao được vị thế của mình trong cuộc chạy đua về kinh doanh sản phẩm là tiền tệ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w