0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Trạm trung chuyển kiểu tích luỹ năng suất trung bình có thiết bị nén và xử lý

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THU GOM, TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN (Trang 36 -40 )

Hoạt động của trạm: đầu tiên chất thải được đổ vào trong các hố chứa tạm thời. Từ hố chứa này, chất thải được đẩy lên hệ thống băng chuyền để vận chuyển đến máy cắt, xé bao. Sau khi cắt và xé, sắt được tách riêng và chất thải còn lại được nén vào trong các toa trung chuyển để vận chuyển đến bãi đổ.

2.2.3. Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải tích lũy lũy

Đây là những trạm trung chuyển đa chức năng, hoạt động thu hồi vật liệu cũng có thể kết hợp với trạm trung chuyển loại này.

Hoạt động của trạm: Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung chuyển đều phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân, sau đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển, trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí.

Đối với tư nhân hay những người vận chuyển phi thương mại (không phải là nhóm thu gom dịch vụ) vận chuyển một khối lượng lớn rác vườn, cành cây, và chất thải lớn (lò sấy, máy cắt cỏ, tủ lạnh, …) đến trạm trung chuyển, đều được kiểm tra tại trạm cân, nhưng không phải cân vì chất thải đã được cân tại nhà bởi các nhân viên phục vụ và nhân viên phục vụ sẽ đưa cho họ hoá đơn. Tuy nhiên, người sử dụng trạm trung chuyển vẫn phải trả phí thải bỏ căn cứ theo số liệu ghi trên hoá đơn. Nhân viên phục vụ ở đây sẽ kiểm tra bằng mắt xem chất thải có chứa các vật liệu có khả năng thu hồi tái chế hay không. Nếu có, nhân viên sẽ hướng dẫn tài xế lái xe đến đổ vật liệu khu vực thu hồi vật liệu tái chế trước khi đến khu vực dỡ tải chung. Một công nhân trạm trung chuyển sẽ hỗ trợ thu hồi các vật liệu có khả năng tái sinh.

Nếu có thể dự đoán được lượng vật liệu có khả năng tái chế, lái xe sẽ được cấp giấy vào cửa miễn phí. Sau khi đã thu hồi hết các vật liệu có khả năng tuần hoàn, tài xế tiếp tục lái xe đến nền dỡ tải để dỡ các chất thải còn lại.

Nếu không có các vật liệu tái chế, tài xế sẽ vận chuyển thẳng đến khu vực dỡ tải chung.

2.3. LỰA CHỌN VỊ TRÍ TRẠM TRUNG CHUYỂN

Trạm trung chuyển nên được bố trí ở nơi:

 Gần khu vực phục vụ.

 Dễ dàng tiếp cận với tuyến đường giao thông chính và các trạm điều phối xe.

 Ảnh hưởng của nó đến cộng đồng dân cư và môi trường do các hoạt động của TTC là thấp nhất.

Vì tất cả những yếu tố nêu trên ít khi được thoả mãn đồng thời nên cần phân tích cân nhắc tính ưu tiên giữa những yếu tố này. Do đó, việc lựa chọn vị trí bãi đổ hay trạm trung chuyển phải dựa trên bài toán phân tích chi phí kinh tế kỹ thuật giữa các yếu tố trên.

2.3.1. Những yêu cầu khi thiết kế trạm trung chuyển

- Loại trạm trung chuyển: Lựa chọn loại trạm trung chuyển có thể phục vụ tốt nhất cho việc trung chuyển rác thải.

- Công suất trạm trung chuyển: Cần tính toán kĩ để có thể có thể đảm bảo các xe tải không phải đợi lâu và có lợi nhất về chi phí.

- Yêu cầu về các dụng cụ và thiết bị phụ trợ: Cần phải có các dụng cụ cần thiết như cân, thiết bị đẩy chất thải vào xe vận chuyển, … phụ thuộc vào loại trạm, công suất trạm.

- Yêu cầu về vệ sinh môi trường: Cần lắp đặt hệ thống xử lí khí thải, có mái che, lưới chắn, tránh ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động: Cần đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc, hạn chế tối đa những mối đe dọa về sức khỏe.

2.3.2.Lựa chọn trạm trung chuyển dựa trên chi phí vận chuyển

Cần lựa chọn vị trí sao cho chi phí vận chuyển là thấp nhất, nhưng vẫn phải đảm bảo được sự thuận tiện của công việc trung chuyển, vận chuyển chất thải, ra vào của xe tải, container…

2.3.3. Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển dựa trên các điều kiện giới hạn hạn

- Được áp dụng khi có nhiều trạm trung chuyển và nhiều bãi chôn lấp được đưa vào sử dụng

- Được xác định bằng việc lập bài toán các điều kiện giới hạn như sau: - Gọi vị trí TTC là i

- Gọi vị trí BCL là j

- Khi đó, Xij là lượng chất thải vận chuyển từ TTC i đến BCL j - Cij là chi phí vận chuyển chất thải từ TTC i đến BCL j

- Ri là tổng lượng chất thải đưa đến TTC i - Dj là tổng lượng chất thải có thể chứa ở BCL j

- Nếu gọi F là hàm thể hiện tổng chi phí vận chuyển, thì hàm số F được xác định bởi tổng các giá trị như trình bày dưới đây phải là nhỏ nhất với những điều kiện giới hạn:

X11C11 + X12C12 + X21C21 + X22C22 + X23C23 + X31C31 + X32C32 + X33C33 = F

Mô tả dưới dạng công thức toán học:

3 3 ij ij 1 1 j i X C F = = =

∑∑


Theo các giới hạn sau:

3 ij ij ij ij 1 j X R = =

i=1,3 3 ij ij 1 j X D =

j=1,3 Xij≥0 Điều kiện giới hạn:

- lượng chất thải vận chuyển đến BCL phải bằng lượng chất thải chuyển đến TTC

- Tổng lượng chất thải vận chuyển từ TTC đến BCL nhỏ hơn hoặc bằng sức chứa của BCL

- Khối lượng chất thải vận chuyển từ TTC phải lớn hơn hoặc bằng 0.

Bài toán xác định vị trí thích hợp của TTC và BCL theo các điều kiện giới hạn thường được gọi là bài toán vận chuyển trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Để giải bài toán này có thể áp dụng phương pháp tối ưu hoá theo quy hoạch tuyến tính.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THU GOM, TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN (Trang 36 -40 )

×