2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRẠM TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI
Ngày nay, các bãi chôn lấp, các cơ sở tái chế chất thải rắn thường đặt xa thành phố, khu dân cư, thậm chí là xa trục giao thông để đảm bảo an toàn về sức khỏe của người dân cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường. Nếu chất thải được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh về đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế thì không khả thi vì chi phí cao
Ngoài ra, hoạt động trung chuyển là một hoạt động cần thiết trong tất cả các trạm thu hồi phế liệu. Trạm trung chuyển rác là một khâu không thể thiếu của các cơ sở tái chế hoặc tái chế kết hợp trung chuyển rác. Ngay cả những bãi chôn lấp CTR cũng cần có trạm trung chuyển để tiếp nhận lượng rác do các xe thu gom chở đến, sau đó nhờ các xe chuyên dụng chở đến các ô chôn lấp.
Những lí do để kết luận mức độ cần thiết của trạm trung chuyển chất thải:
Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách vận chuyển khá xa.
Vị trí của bãi đổ cách xa tuyến thu gom.
Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận chuyển rác đi xa.
Sự hiện hữu của khu vực thu gom CTR có mật độ dân cư thấp.
Việc hoạt động của các xe thu gom dùng thùng chứa luân chuyển cho các khu thương mại.
Việc sử dụng phương thức vận chuyển rác từ nguồn bằng khí nén hoặc bằng dòng nước.
Khi có sự thay đổi phương tiện vận chuyển: đường bộ – đường sắt, đường bộ – đường thủy …
2.1.1. khoảng cách vận chuyển khá xa
Khi khoảng cách vận chuyển khá xa, chi phí nhân công, chi phí hoạt động, giá thành nhiên liệu cao, nên giá thành vận chuyển chất thải rất cao. Để đảm bảo về kinh tế, việc tồn tại các trạm trung chuyển là rất cần thiết. trạm trung chuyển có nhiệm vụ nhận rác từ các phương tiện nhỏ và giao cho các phương tiện vận chuyển lớn để chở rác đến bãi đổ cuối cùng.
2.1.2. Trạm xử lý hay bãi đổ đặt ở xa trục lộ giao thông
Nếu điểm tiếp nhận rác cuối cùng không nằm cạnh trục giao thông đường bộ, thì rõ ràng hoạt động trung chuyển phải được sử dụng vì không thể vận chuyển trực tiếp trên đường quốc lộ.
2.1.3.Trạm trung chuyển kết hợp với trạm thu hồi vật liệu
Những trạm trung chuyển kiểu này có nhiêm vụ tiếp nhận chất thải, phân loại; tái chế nhựa, thủy tinh,…; sản xuất phân compost; đốt phát điện, vận chuyển phần còn lại tới bãi chôn lấp. Loại trạm trung chuyển này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhờ kết hợp nhiều khâu trong cùng một trạm.
2.1.4. Trạm trung chuyển tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh (landfill)
Xây dựng trạm trung chuyển ở bãi chôn lấp nhằm tiếp nhận chất thải từ các xe tư nhân, xe tải nhỏ, sau đó phân loại rác thải nhằm đảm bảo bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra nó còn hạn chế được nguy cơ xảy ra tai nạn ở các khu vực công tác của bãi chôn lấp, nhờ tách riêng trạm trung chuyển cho xe vận chuyển tư nhân và xe tải nhỏ.
Khi xử lí CTR ở trên các đảo, để giảm các chi phí và khó khăn cho quá trình vận chuyển cần phải có trạm trung chuyển kết hợp ép rác vào các container thể tích lớn hơn 530 m3.
2.2. CÁC LOẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN
Dựa vào phương pháp chất tải lên các xe vận chuyển lớn, có thể phân làm 3 loại trạm trung chuyển:
1. Chất tải trực tiếp
2. Chất tải từ khu vực tích luỹ.
3. Kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải kiểu tích luỹ
Dựa theo công suất, có thể chia làm 3 loại trạm trung chuyển: 1. Loại nhỏ (công suất < 100tấn/ngày).
2. Loại trung bình (công suất trong khoảng 100-500 tấn/ngày). 3. Loại lớn (công suất > 500 tấn/ngày).
2.2.1. Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp
Tại trạm trung chuyển chất tải trực tiếp, CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ trực tiếp vào xe vận chuyển tải trọng lớn hoặc thiết bị nén để nén chất
thải vào xe lớn, hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp. trong trường hợp trạm trung chuyển kết hợp với trạm thu hồi vật liệu thì CTR sẽ được đổ trên nền dỡ tải, sau khi tách các loại chất thải có thể tái chế, CTR sẽ được ép vào các xe trung chuyển và đưa tới bãi chôn lấp. Tại trạm trung chuyển chất tải trực tiếp, rác hầu như không lưu lại lâu, nếu có chỉ là nhất thời. Thể tích chất thải chứa tạm thời trên nền dỡ tải thường được định nghĩa là công suất tích luỹ tức thời hay công suất lưu trữ khẩn cấp của trạm trung chuyển.
Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp có nhiều kiểu tùy theo quy mô và chức năng hoạt động của từng trạm:
- Trạm công suất lớn không có khâu ép rác. - Trạm công suất lớn có khâu ép rác.
- Trạm công suất vừa và nhỏ có khâu ép rác. - Trạm công suất nhỏ dùng ở khu vực nông thôn. - Trạm công suất nhỏ dùng ở bãi chôn lấp.