8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Vai trò của giáo viên, học sinh và công nghệ trong dạy học tự
1.4.3.1. Vai trò của giáo viên
Đối với dạy học tự nghiên cứu, giáo viên giữ vai trò tổ chức, hƣớng dẫn và cố vấn. Vai trò này thể hiện ở ngay khâu đầu tiên là nghiên cứu nội dung dạy học có thể áp dụng phƣơng pháp dạy học tự nghiên cứu, không phải nội dung nào cũng có thể dạy bằng hình thức này, đi kèm với nội dung đó, ngƣời giáo viên phải lựa chọn đối tƣợng học sinh phù hợp với nội dung, học sinh đƣợc chọn khi tham gia học theo phƣơng pháp này cần phải có “niềm tin” rằng học có khả năng tự mình hoàn thành các phiếu học tập đƣợc giao cũng nhƣ tránh trƣờng hợp học sinh gian lận khi đƣợc giao bài về nhà mà không tự mình hoàn thành các bài tập đó. Khâu thứ hai là lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy chi tiết. Trong kế hoạch bài dạy tự nghiên cứu giáo viên cần phải chỉ ra các công việc cụ thể trong các bƣớc mà họ cần phải làm bao gồm:
- Tổng kết các kiến thức cơ bản cần thiết một cách chi tiết.
- Từ những nội dung đó, biên soạn các nội dung cần tự học và các bài toán có tính thách thức.
- Hƣớng dẫn học sinh các kĩ năng chính để giải các bài toán đƣợc đặt ra mà không đƣa ra lời giải chi tiết.
- Hƣớng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo.
Trong khâu tổ chức dạy học, ngƣời giáo viên cần liên tục quan sát, theo dõi và nhắc nhở học sinh hoàn thành các công việc một cách đúng hạn. Nếu có thời gian ngƣời giáo viên có thể đột xuất yêu cầu học sinh hay nhóm học sinh báo cáo kết quả thời điểm đó họ hoàn thành, động viên, nhắc nhở hoặc khuyến khích họ phát triển các ý tƣởng tốt. Đồng thời luôn sẵn sàng giúp đờ về tài liệu hoặc phƣơng pháp, kĩ năng khi học bế tắc, đây chính là việc khó khăn nhất đối với ngƣời giáo viên nhất là giáo viên THPT.
Cuối cùng là khâu kiểm tra và đánh giá, khâu giữ vai trò quan trọng trong bất kì một phƣơng pháp dạy học nào vì nó đồng thời giữ vai trò đánh
giá kết quả quá trình học của học sinh và quá trình dạy của giáo viên. Trong khâu này giáo viên phải thiết kế đƣợc các tiêu chuẩn phù hợp với nội dung dạy học đồng thời đánh giá đƣợc mức độ tích lũy, kết quả phát hiện và nghiên cứu của học sinh đồng thời với sự phấn đấu so với trình độ trƣớc đó của học sinh. Các chuẩn để đánh giá vừa phải đảm bảo các quy đinh hiện hành của chƣơng trình vừa khuyến khích học sinh phát triển tƣ duy, khả năng đặc biệt của cá nhân và sự công bằng.
1.4.3.1. Vai trò của học sinh
Học sinh vừa đóng vai trò ngƣời đƣợc giảng dạy và đƣợc truyền thụ kiến thức vừa đóng vai trò chủ thể đi tìm hƣớng giải quyết vấn đề tự nghiên cứu. Khi đó học sinh cần chủ động tìm hiểu tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, chủ động tìm hƣớng giải quyết và tự mình trình bày kết quả tự nghiên cứu. Trong quá trình tự học, học sinh có quyền yêu cầu giáo viên hƣớng dẫn các thao tác, kĩ năng mà mình chƣa biết hoặc không thể giải quyết, học sinh cũng có thể yêu cầu giáo viên hƣớng dẫn cách tìm liệu tham khảo và tƣ vấn cách trình bày... Đối với phƣơng pháp dạy học này học sinh thực sự là ngƣời chủ động tìm ra con đƣờng tới kết quả cuối cùng, chính vì thế họ đóng vai trò quyết định đến việc thành công của phƣơng pháp dạy học.
1.4.3.1. Vai trò của công nghệ
Công nghệ đóng vai trò to lớn trong dạy học ở thời điểm hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai bởi kiến thức của nhân loại đã đƣợc số hóa và công bố trên internet hàng ngày. Giáo viên một mặt hƣớng dẫn học sinh các kĩ thuật, phƣơng pháp đã biết đồng thời hƣớng dẫn học cách tiếp cận với những kiến thức, phƣơng pháp, kĩ thuật mới bằng cách sử dụng các công nghệ họ có thể có. Việc này đòi hỏi giáo viên không những là ngƣời truyền thụ kiến thức mà đòi hỏi phải liên tục cập nhật và đủ khả năng hƣớng dẫn học sinh cách tìm kiếm tài liệu trên các phƣơng tiện mà họ có thể tiếp cận và sử dụng.