9. Cấu trúc luận văn
1.8. Học hợp tác trong lớp học
Theo các tác giả David W. Johnson, Roger T. Johnson và EdytheJ.Holubec thì: Học hợp tác là hoạt động cùng nhau để thành công trong việc chia sẻ kết quả công việc. Trong phạm vi hợp nhất các tình huống, sự tìm tòi các kết quả các cá nhân rất có ích cho bản thân họ và tất cả các thành viên khác trong nhóm.
Hình thức học hợp tác các nhóm từ một giờ học đến nhiều tuần. Hình thức học hợp tác là học sinh học sinh hoạt động cùng nhau để đạt được kết quả học tập qua việc chắc chắn rằng họ và những người cùng nhóm hoàn thành công việc được giao một cách thành công nhất. Bất cứ nhiệm vụ học tập nào, ở bất cứ lĩnh vực nào hay môn học nào đều có thể cấu thành một cách có hợp tác. Bất cứ nhu cầu hay nhiệm vụ của quá trình nào đều có thể thực hiện bằng hình thức học tập hợp tác. Khi thực hiện hình thức học hợp tác các nhóm, giáo viên phải:
+ Làm rõ mục đích của bài học, giờ học.
+ Tạo ra một số nhiệm vụ kiến thức quy định trước.
+ Giảng giải nhiệm vụ và sự phụ thuộc lẫn nhau có tính tích cực với học sinh. + Theo dõi việc học của học sinh và việc học giữa các nhóm nhằm cung cấp sự trợ giúp về nhiệm vụ công việc hoặc nhằm tăng hoạt động giữa các thành viên và các kĩ năng.
+ Đánh giá việc học của học sinh và giúp quá trình học của học sinh tốt hơn là chức năng học nhóm.
Từ những kết quả nghiên cứu của Johnson cho thấy việc học hợp tác so sánh với cạnh tranh và những nỗ lực cá nhân đặc biệt đem lại kết quả ở:
+ Nỗ lực nhiều hơn để nhận thức. Điều này bao gồm việc nhận thức cao hơn, mở rộng hơn của tất cả các sinh viên, khả năng nhớ lâu, động cơ cố hữu, động cơ nhận thức, yêu cầu thời gian, mục đích ở mức độ cao hơn và suy nghĩ đúng đắn.
+ Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các học sinh: Điều này bao gồm sự gia tăng tình cảm, các mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích học vấn.
+ Tâm lý vững vàng hơn: Điều này bao gồm sự điều chỉnh tâm lý chung, tính tự cao, sự phát triển và khả năng xã hội, tính tự tôn, tự nhận thức và khả năng đối phó với sự bất lợi và căng thẳng.
Như vậy, học hợp tác trong lớp học sẽ đem lại nhiều kết quả quan trọng làm cho nó trở thành một trong những cách thức quan trọng nhất thúc đẩy sự thành công của học sinh.
1.9. Kết luận chƣơng 1
Trong chương này luận văn đã làm rõ các khái niệm tư duy, tư duy sáng tạo, nêu được các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo, và vận dụng được tư duy biện chứng để phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nêu được tiềm năng của chuyên đề
“Phép biến hình trong mặt phẳng” trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua quá trình dạy học giải bài tập toán là rất cần thiết bởi qua đó chúng ta giúp học sinh học tập tích cực hơn và kích thích được tính sáng tạo của học sinh trong học tập và trong cuộc sống.
Vậy công việc của mỗi giáo viên trong quá trình dạy học là tìm ra được các phương pháp nhằm phát triển và rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN TOÁN Ở MỘT SỐ TRƢỜNG THPT CHUYÊN 2.1. Chuyên đề: “Phép biền hình trong mặt phẳng” trong chƣơng trình của lớp chuyên Toán
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của loại hình trường THPT chuyên nói chung và của các lớp chuyên Toán nói riêng; thực trạng hiện nay của các lớp chuyên Toán trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn nội dung dạy - học môn Toán trong các lớp chuyên Toán trường THPT chuyên, ban hành theo công văn số 8969/THPT, ngày 22/08/2001, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hương trình nâng cao THPT môn Toán hiện hành, tháng 12 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình chuyên sâu Trung học phổ thông chuyên môn Toán cho các trường Trung học phổ thông chuyên và các lớp chuyên Toán trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể như sau:
2.1.1. Đối với lớp 10 chuyên Toán
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
IV. Các phép biến hình trong mặt phẳng (12 tiết)
1. Đại cương về phép biến hình
- Định nghĩa phép biến hình. - Tích của hai phép biến hình.
Về kiến thức:
- Hiểu rõ định nghĩa phép biến hình, tích của hai phép biến hình. 2. Các phép biến hình - Phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm. - Phép tịnh tiến. - Phép quay. Phép quay vectơ. - Phép vị tự. Về kiến thức:
- Hiểu rõ định nghĩa và một số tính chất đơn giản của các phép biến hình được trình bày. - Hiểu rõ mối liên hệ giữa toạ độ của một điểm và toạ độ của ảnh của điểm đó qua các phép biến hình được trình bày.
- Hiểu rõ các khái niệm trục đối xứng và tâm đối xứng của một hình.
Về kĩ năng:
2.1.2. Đối với lớp 11 chuyên Toán Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú I. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng. (9 tiết) 1. Phép dời hình, hợp thành của các phép dời hình, nhóm các phép dời hình. 2.Phép đồng dạng, nhóm các phép đồng dạng. Về kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu khái niệm và các tính chất của các phép biến hình được học.
- Hiểu khái niệm hai hình bằng nhau, hai hình đồng dạng.
- Biết vận dụng các phép biến hình để giải toán.
Nên kết hợp việc giảng dạy phần này với việc giảng dạy Chuyên đề "Phép dời hình và phép đồng dạng" (Chuyên đề 5).
Chuyên đề 5: Phép dời hình và phép đồng dạng. (9 tiết) a. Mục đích:
- Bổ sung một số kiến thức về phép dời hình và đồng dạng.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các phép biến hình vào việc giải quyết các bài toán hình học; trên cơ sở đó, giúp học sinh phát triển tư duy hình học nói riêng và tư duy Toán học nói chung.
b. Nội dung.
- Hợp thành của các phép biến hình, đảo ngược của một phép biến hình. - Mặt phẳng định hướng. Phép dời hình thuận và nghịch.
- Dạng chính tắc của phép dời hình. - Dạng chính tắc của phép đồng dạng.
- Áp dụng phép dời hình và phép đồng dạng vào các bài toán chứng minh. - Áp dụng phép dời hình và phép đồng dạng vào các bài toán quỹ tích và
Chuyên đề 6: Phép nghịch đảo trong mặt phẳng.
a. Mục đích: Giới thiệu cho học sinh một phép biến hình mới: phép nghịch đảo. Trên cơ sở đó, giúp học sinh có cách nhìn toán diện và sâu sắc hơn về các phép biến hình.
b. Nội dung:
- Định nghĩa phép nghịch đảo. Các tính chất.
- Ảnh của đường thẳng và đường tròn qua phép nghịch đảo. - Tính bảo giác của phép nghịch đảo.
- Các ứng dụng của phép nghịch đảo.
2.2. Thực trạng quá trình dạy và học chuyên đề: “Phép biến hình trong mặt phẳng”
2.2.1. Mục đích điều tra
Nhằm điều tra thực trạng dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Toán THPT qua môn Toán nói chung và qua việc dạy học chuyên đề:
“Phép biến hình trong mặt phẳng” nói riêng ở một số trường THPT chuyên 2.2.2. Mẫu điều tra
- Học sinh các lớp 11 chuyên Toán 1, 11 chuyên Toán 2 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.
- Học sinh đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Nam Định dự thi học sinh giỏi Quốc gia. - Học sinh các lớp 11 chuyên Toán trường THPT chuyên Biên Hoà, Hà Nam. - Giáo viên tổ Toán - Tin trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.
2.2.3. Phương pháp, công cụ điều tra
2.2.3.1. Phương pháp điều tra *) Điều tra xã hội học:
- Quan sát: Dự giờ một số tiết dạy môn Toán về chuyên đề: “Phép biến hình trong mặt phẳng” ở một số lớp chuyên để quan sát tiến trình dạy học, thái
độ học tập của các em từ đó đánh giá mức độ bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các giờ học đó.
- Phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên tổ Toán và học sinh khối chuyên Toán, học sinh đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia về thực trạng dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh và những khó khăn trong khi học và dạy chuyên đề: “Phép biến hình trong mặt phẳng” trong chương trình Toán của các lớp chuyên ở trường trung học phổ thông.
- Đánh giá mức độ sáng tạo của học sinh thông qua việc kiểm tra học sinh qua các bài kiểm tra.
*) Chuyên gia:
- Trao đổi với một số thầy giáo, cô giáo có kinh nghiệm nhiều năm trong việc bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Toán
2.2.3.2.Công cụ điều tra
- Phiếu dự giờ giáo viên.
- Phiếu điều tra học sinh, phiếu điều tra giáo viên. - Bài kiểm tra học sinh.
- Kịch bản phỏng vấn
2.2.4. Mô tả cuộc điều tra
2.2.4.1. Phỏng vấn sâu
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định; một số giáo viên dạy trường THPT chuyên Biên Hoà, Hà Nam; một số giáo viên hiện đang công tác tại Sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định nguyên là giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong về việc dạy cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo và đặc biệt là biện pháp để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh chuyên Toán. Tác giả đã nhận được một số ý kiến sau:
- Do nhiều nguyên nhân nhưng trước tiên phải kể đến yếu tố người thầy vì người thầy trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong đó có nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học sinh, hình thành các kỹ năng tư duy mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo. Hiện nay việc dạy học bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo
Trong việc giảng dạy cho học sinh chuyên Toán, có nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, hết mình vì tương lai học sinh, thường xuyên trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, không những trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết mà còn rất coi trọng việc hình thành và phát triển các kỹ năng tư duy cho học sinh trong đó có tư duy sáng tạo. Nhưng bên cạnh đó còn không ít các thầy cô giáo chưa quan tâm nhiều đến việc rèn tư duy nhất là tư duy sáng tạo cho học sinh. Riêng đối với môn toán ở các lớp chuyên Toán, là môn có hệ thống bài tập đa dạng phong phú mà một trong các chức năng quan trọng của nó là phát triển tư duy cho học sinh thế nhưng rất nhiều thầy cô dạy Toán chưa tận dụng được điều này. Giáo viên chỉ chú ý luyện cho học sinh nhớ các dạng bài tập và cách giải tương ứng để khi đi thi gặp bài tương tự có thể giải được. Đặc biệt, trong các tiết dạy, giáo viên chưa thật sự khơi dậy được sự tò mò, lòng ham hiểu biết, khả năng tự học và tính thích sáng tạo của học sinh. Trong các đề kiểm tra còn thiên về kiểm tra mảng kiến thức, chưa có điểm khuyến khích dành cho sự sáng tạo của học sinh… Nói cách khác, giáo viên chưa có các biện pháp kích hoạt được tư duy sáng tạo cho học sinh. Hơn nữa việc giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh lớp chuyên chưa được thực hiện một cách thường xuyên dẫn tới việc tự học tự nghiên cứu của các em chưa được rèn luyện nhiều, còn gặp khó khăn trong các buổi xêmina, hội thảo mà thậm chí ngay trên lớp học sinh cũng chưa mạnh dạn đề xuất những ý kiến của cá nhân mình.
- Ngoài việc bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các giờ dạy trên lớp thì cần quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các sân chơi để các em học sinh có nhiều điều kiện sáng tạo. Các tổ chuyên môn, mỗi tháng một lần tổ chức các buổi hội thảo theo chuyên đề, trong đó các em được trực tiếp thảo luận với nhau đưa ra ý kiến của mình, được chất vấn trực tiếp các giáo viên trong trường dạy môn học có liên quan đến các vấn đề đó.
Hàng quý, có ra các tập san chủ yếu đăng các bài viết của học sinh để học sinh có cơ hội sáng tạo, đặc biệt có trao giải thưởng nhằm động viên khích lệ các em tham gia gửi bài. Cần phải có các hình thức khuyến khích động viên học sinh chuyên Toán khi các em có những đề xuất mới hay là những lời giải độc đáo, khuyến khích các em tham gia giải bài trên các tạp chí, báo Toán, ...
- Để học sinh sáng tạo được trước tiên các em phải tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động học tập và chiếm lĩnh tri thức. Rèn cho học sinh tính độc lập và khả năng tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu. Thường thì khi giáo viên hướng dẫn về nhà chỉ đơn giản là yêu cầu học sinh xem trước bài học làm những bài tập cụ thể trong sách giáo khoa, nhưng ở đây mình có thể đặt thêm ra những vấn đề mở rộng còn chưa được giải quyết trong các tiết học, có thể là lý thuyết hoặc những bài toán khái quát, trường hợp đặc biệt hay tương tự… yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ hoặc những vấn đề về bài mới yêu cầu học sinh phải đọc bài trước mới trả lời được…tiết học sau dành một ít thời gian để hỏi học sinh về vấn đề đó có khuyến khích cho điểm. Kết thúc mỗi chương hoặc mỗi phần có thể giao đề tài theo nhóm và cho học sinh báo cáo trước lớp…
2.4.1.2. Dự giờ giáo viên
Tác giả đã dự giờ 2 tiết về chuyên đề “Phép biến hình trong mặt phẳng” ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
Tiết thứ 1:
Dự giờ thầy giáo: Trần Xuân Đáng.
Tại lớp: 10 chuyên Toán 1 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Tên bài dạy: Bài tập phép quay
* Những nhận xét rút ra từ tiết dạy: - Ưu điểm:
+ Nội dung: Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, kiến thức chính xác và làm rõ trọng tâm. Giáo viên có sự chuẩn bị tương đối kỹ để đưa ra và hệ thống lại lý thuyết, các dạng bài tập cơ bản về phép quay và áp dụng phép quay vào giải toán
+ Phương pháp: Sử dụng phối hợp các phương pháp: thuyết trình, gợi mở vấn đáp, xen kẽ hoạt động nhóm, xêmina
+ Phương tiện: Trình bày bảng hợp lí, chữ viết đẹp, lời nói rõ ràng, chuẩn mực. + Tổ chức: Phân phối thời gian hợp lý, có chú ý tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia chiếm lĩnh tri thức.
+ Kết quả: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì đa số các em làm được các bài tập được đưa ra, một số em đã trình bày được các ý kiến cá nhân.
- Hạn chế:
+ Tổ chức hoạt động nhóm chưa hiệu quả: Nhiệm vụ đưa ra còn nhẹ đối với một đơn vị nhóm.
+ Học sinh làm bài còn mắc một số sai lầm. Giáo viên có chữa những chỗ sai nhưng chưa dành thời gian cho học sinh tìm hiểu sai lầm.
+ Nếu giáo viên sử dụng phần mềm dạy học minh họa thêm cho việc giải thích những sai lầm mà học sinh mắc phải thì có lẽ sẽ hiệu quả hơn.
Tiết thứ 2:
Dự giờ thầy giáo: Nguyễn Hữu Thiêm.