Sử dụng đồ dùng trực quan, công nghệ dạy học hiện đại và tổ

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả tt (Trang 25 - 33)

các hoạt động ngoại khóa để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học các tác phẩm kí

Trong quá trình dạy học 2 đoạn trích kí Người lái đò Sông ĐàAi đã đặt tên cho dòng sông? người giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như những bức tranh đẹp về hai dòng sông; cho học sinh xem những đoạn clip ngắn để giới thiệu về dòng sông Đà cùng với thiên nhiên Tây Bắc,

hay dòng sông Hương với xứ Huế mộng mơ; hoặc có thể cho học sinh nghe những bài hát ca ngợi về các dòng sông. Bện cạnh đó, có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: tổ chức phòng tranh triển lãm về dòng sông Hương, sông Đà; tổ chức cuộc thi vẽ tranh, tổ chức cho học sinh đi tham quan, tới thăm nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận về vẻ đẹp của hai dòng sông...

2.2.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích Ngƣời lái đò Sông Đà2.2.5.1. Mục tiêu

Giúp học sinh: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình; sự gan góc, thông minh, tài hoa của ông lão lái đò. Thấy được sự độc đáo, tài hoa, uyên bác và giàu có về chữ nghĩa và những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; kỹ năng đọc – hiểu thể văn tùy bút theo đặc trưng thể loại, kỹ năng phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm

Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và của con người lao động Việt Nam. Cảm phục, yêu mến tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc

2.2.5.2. Phương tiện, phương pháp

Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề... cùng với tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa, sách tham khảo,...

Đọc đoạn trích Người lái đò Sông Đà trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài. Sưu tầm những bức tranh, ảnh về sông Đà hoặc vẽ hình tượng dòng sông Đà qua sự cảm nhận của cá nhân.

Ghi ra giấy 3 câu hỏi xoay quanh đoạn trích để trao đổi trước lớp.

2.2.5.4. Thiết kế giáo án

Chúng tôi thiết kế thử nghiệm giáo án Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân theo hướng dựa vào các đặc điểm phong cách nghệ thuật tùy bút của nhà văn 2.2.6. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

2.2.6.1. Mục tiêu

Giúp học sinh: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương và cố đô Huế. Hiểu được giá trị nội dung và chiều sâu tư tưởng nhân văn trong trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ đó thấy được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, đất nước. Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của nhà văn: cách viết tài hoa uyên bác, lối so sánh độc đáo, những liên tưởng thú vị.

Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng đọc – hiểu thể văn tùy bút theo đặc trưng thể loại. Rèn kỹ năng phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm

Nhận rõ và yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam. Cảm phục,

yêu mến tài năng sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường

2.2.6.2. Phương pháp, phương tiện:

Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề... cùng các phương tiện: Máy chiếu, sách giáo

khoa, sách tham khảo, mạng Internet, tranh ảnh, băng đĩa về sông Hương, xứ Huế...

2.2.6.3. Công việc chuẩn bị của học sinh

Tìm hiểu về cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đọc đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài.

Sưu tầm những bức tranh, ảnh về sông Hương, xứ Huế. Ghi ra giấy nháp 3 câu hỏi để trao đổi xoay quanh đoạn trích.

2.2.6.4. Thiết kế giáo án

Chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học đoạn trích: Ai đã

đặt tên cho dòng sông? theo đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM DẠY HỌC 3.1. Những vấn đề chung

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy học tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và học sinh trong quá trình thực nghiệm để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện.

Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để người nghiên cứu có thể tiếp tục suy nghĩ về phương pháp dạy học các tác phẩm thuộc những thể loại khác theo phong cách nghệ thuật tác giả.

3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

Tham gia thực nghiệm là 86 em ở 02 lớp 12: 12A1, 12A2, trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định. Hai lớp thực nghiệm này sẽ được so sánh với 02 lớp đối chứng: 12A3, 12A5. Người thực hiện luận văn trực tiếp dạy thực nghiệm.

3.1.2.2. Thời gian thực nghiệm

Lớp 12A1: Ngày 8/11/2012 ( Học kì I, năm học 2012-2013) Lớp 12A2: Ngày 13/11/2012 ( Học kì I, năm học 2012 – 2013)

3.1.3. Nội dung thực nghiệm

Hoạt động dạy học thể loại kí qua đoạn trích: Người lái đò Sông Đà

của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và đề tự luận ngắn trong phạm vi bài học. Ngoài ra người viết cũng tiến hành tổ chức cho học sinh ở hai lớp đối chứng làm bài kiểm tra

(cùng thời gian, cùng đề). Sau đó, người viết sẽ thu thập, xử lý và đối chiếu

kết quả để đánh giá.

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở bài kiểm tra của học sinh và những ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên trong tổ chuyên môn.

3.2. Tiến trình thực nghiệm

3.2.1. Làm việc với các lớp dạy thực nghiệm

Để đảm bảo cho giờ học thành công người dạy thực nghiệm đã gặp gỡ học sinh các lớp thực nghiệm, giao các bài tập trong phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phân chia lớp thành các nhóm để làm việc.

3.2.2. Tổ chức thực nghiệm.

Tiến hành dạy thực nghiệm, cảm nhận về không khí lớp học, về khả năng tiếp nhận, lĩnh hội của học sinh. Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với tổ chuyên môn. Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Tiến hành kiểm tra

Kiểm tra ở cả 04 lớp: đối chứng: 12A3, 12A5,; thực nghiệm: 12A1, 12A2. Yêu cầu kiểm tra: Cùng đề, cùng thời gian, trình độ học sinh ngang nhau.

3.3.2. Kết quả kiểm tra:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức học sinh qua đoạn trích Người lái đò Sông Đà

Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm từ 8 trở nên

Điểm 6,7 Điểm 5 Điểm dưới 5 ĐC 88 5 phút 11(12.5%) 42(48%) 26(29.5%) 9(10%) TN 86 5 phút 15( 17%) 54( 63%) 13(15%) 4(5%)

Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức học sinh qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm từ 8 trở nên

Điểm 6, 7 Điểm 5 Điểm dưới 5 ĐC 88 15 phút 7(8%) 38(43.2%) 26(29.5%) 17(19.3%) TN 86 15 phút 11(12.8%) 48(55.8%) 16(18.6%) 11(12.8%)

3.4. Đánh giá quá trình thực nghiệm

Căn cứ và bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với các lớp đối chứng, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn, cụ thể: Ở bài kiểm tra đoạn trích Người lái đò Sông Đà, số học sinh đạt điểm giỏi ( từ điểm 8 đến điểm 10) ở lớp thực nghiệm đạt 17% trong khi ở lớp đối chứng chỉ đạt 12%, số học sinh đạt điểm khá ( từ điểm 6 tới điểm 7)

ở lớp thực nghiệm là 63%, lớp đối chứng đạt 48%. Kết quả bài kiểm tra qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? cũng tương tự như trên.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy, kết quả kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan đạt kết quả cao hơn so với hướng kiểm tra tự luận. Số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan về đoạn trích

Người lái đò Sông Đà đạt 17% ( lớp thực nghiệm), 12,5% ( lớp đối chứng) còn số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra tự luận về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? chỉ đạt 12,8% ( lớp thực nghiệm), 8% ( lớp đối chứng).

Ngoài ra, qua quá trình dạy học thực nghiệm, người viết cũng như giáo viên dự giờ thực nghiệm nhận thấy: Việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả không chỉ giúp học sinh nắm vững được kiến thức mà còn tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cơ hội cho học sinh trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực trong học tập: mạnh dạn phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, trao đổi, đối thoại, thảo luận với giáo viên và các bạn, đem lại một bầu không khí sôi nổi, dân chủ cho lớp học.

Như vậy, kết quả dạy thực nghiệm cho thấy: dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục nhận thức, tư tưởng, thái độ cho học sinh. Đây là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay, và có thể áp dụng cho tất cả các thể loại văn học chứ không chỉ riêng cho thể loại kí.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1.. Khi xã hội càng dân chủ thì thể loại kí càng phát triển bởi kí đề cao cái tôi cá nhân, xúc cảm cá nhân của người nghệ sĩ, cho phép người

nghệ sĩ được bộc lộ cá tính sáng tạo trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Việc dạy học trong nhà trường phổ thông cần phải góp phần làm bật nên được vai trò đó của thể loại kí văn học.

1.2. Quá trình dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học nói riêng chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới toàn diện, trong đó, đổi mới phương pháp dạy học nắm giữ vai trò then chốt. Để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học thể loại kí văn học, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả. Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề lí luận nói chung luận văn đã cố gắng đưa ra những phương pháp dạy học cụ thể đối với các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả và đặc biệt chú trọng đến tính thực hành qua thiết kế giáo án, cách tổ chức những hoạt động dạy học, thiết kế các câu hỏi kiểm tra cuối mỗi bài thực nghiệm, qua phiếu thăm dò ý kiến cho quá trình dạy học các tác phẩm kí...

1.3. Qua quá trình dạy thực nghiệm tại hai lớp 12A1, 12A2 tại trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, chúng tôi nhận thấy: dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả đã đạt được kết quả cao, không chỉ ở kết quả kiểm tra sau mỗi bài học mà còn ở không khí sôi nổi của lớp học, hứng thú học tập của học sinh. Chúng tôi cho rằng, đây là một hướng dạy học khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc trưng của thể loại kí, phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh và hoàn toàn có thể áp dụng cho các thể loại văn học khác cũng như các phong cách nghệ thuật tác giả khác.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thông, nên bổ sung thêm kiến thức lí luận về thể loại kí văn học, để cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng trước khi đi vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng thời lượng dạy học cho các tác phẩm kí trong đó nên có 1 tiết học ngoại khóa.

2.2. Đối với giáo viên, cần phải linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, tăng cường các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh,...Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, mạng Internet; các đồ dùng trực quan ...để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

2.3. Đối với học sinh, cần tích cực chủ động trong khâu chuẩn bị bài, ghi ra giấy những câu hỏi, những vấn đề muốn trao đổi tại lớp, tích cực phát biểu ý kiến, tích cực trong hoạt động nhóm.

2.4. Đối với các nhà quản lý giáo dục, cần đổi mới các tiêu chí đánh giá giờ dạy học của giáo viên, khích lệ sự sáng tạo của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học; đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học.

Quá trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 còn có rất nhiều điều cần tìm hiểu, nghiên cứu, với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, chúng tôi xin được ra quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về việc đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm kí qua đề tài này. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả tt (Trang 25 - 33)