- Công ty đã áp dụng tin học hóa một cách linh hoạt và có hiệu quả vào công tác kế toán Việc này giúp giảm bớt công việc kế toán, đồng thời cũng góp phần cung cấp
3.3.2 Mở TK dự phòng phảithu khóđò
Việc mở tài khoản dự phòng phải thu khó đòi là rất cần thiết và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên quy trình lập dự phòng phải được thực hiện theo đúng quy định, chế độ kế toán và pháp luật. Cụ thể:
- Căn cứ khoản 2 Điều 3 và khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp quy định nguyên tắc chung, trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi:
“ Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính ”.
“ 1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
quản lý của doanh nghiệp. 3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ”.
- Tại khoản 2.17 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT - BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) (có hiệu lực thi hành từ 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi ) quy định khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:
“2.17. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng ”.
Kế toán hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi như sau:
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 159(2)- Dự phòng phải thu khó đòi.
đòi”
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý DN.
Có TK 159(2): Mức dự phòng phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch ghi.
Nợ TK 159(2): Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 6422: Chi phí quản lý DN
- Các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể đòi được được phép xóa nợ kế toán ghi
Nợ TK 111 ,112, 331, 334: Phần tổ chức cá nhân phải bồi thường Nợ TK 6422: Nếu chưa lập dự phòng
Có TK 131: Phải thu khách hàng. Có TK 138: Phải thu khác.
- Đồng thời ghi Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.
- Đối với khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ sau đó thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản đã thu hồi được ghi:
Nợ TK 111, 112 Có TK 711
Nợ TK 111, 112, 331,… Có TK 156: Hàng hóa
Có TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
3.3.4 Về tăng cường thực hiện các chính sách khuyến khích mua hàng, chăm sóc khách hàng tận tình hơn.
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái như hiện nay, dân cư thắt chặt chi tiêu thì các chính sách bán hàng như giảm giá, khuyến mại, chiết khấu thanh toán… là những biện pháp hữu ích giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, giải phóng lượng hàng tồn kho.
Là một công ty thương mại, khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển, tăng khả năng sinh lời của công ty. Vì vậy công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa tới khách hàng bằng các chương trình chăm sóc, hỗ trợ khách hàng, thường xuyên gọi điện hỏi thăm, tặng quà các dịp đặc biệt nhằm tạo sự gắn bó thân thiết với khách hàng. Công ty cần có chiến lược chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Với những khách hàng lâu năm, công ty nên mở rộng hơn nữa các hình thức khuyến mại, thay đổi tỷ lệ chiết khấu, đẩy mạnh các hình thức khuyến mại… Đối với khách hàng mới, công ty phải luôn cởi mở, quan tâm đến khách hàng, tư vấn cho khách hàng, áp dụng mức gia hợp lý.
3.3.5 Phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho từng loại mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ cho từng nhóm mặt hàng.
Hàng hóa công ty kinh doanh chủ yếu là điện thoại đến từ nhiều hãng khác nhau, phong phú, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Một trong những biện pháp nâng cao lợi nhuận là phải chú trọng nâng cao doanh thu của mặt hàng có mức lãi cao. Vì vậy, ta cần xác định kết
kinh doanh cho từng nhóm mặt hàng tiêu thụ sau mỗi kỳ báo cáo.
Một trong những tiêu thức phân bổ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là theo doanh số bán ra:
Chi phí quản lý kinh doanh cho nhóm hàng thứ i
=
Chi phí quản lý kinh doanh
cần phân bổ x Doanh số bán
nhóm hàng thứ i ---
Tổng doanh thu bán hàng
Khi phân bổ được chi phí quản lý kinh doanh cho từng nhóm hàng ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh cho từng nhóm hàng. Từ đó làm căn cứ đưa ra các quyết định có kinh doanh tiếp nhóm hàng hóa đó hay có chính sách, chiến lược ngắn hạn, dài hạn.
Trong môi trường kinh doanh với cơ chế thị trường như hiện nay, để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp thương mại cũng cần phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới để giúp cho doanh nghiệp quản lý được tốt hơn mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng giữ vai trò quan trọng đặc biệt với doanh nghiệp thương mại.
Công ty cổ phần viễn thông Bắc là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh hàng hóa trong lĩnh vực viễn thông, hoạt động kinh doanh chính trong doanh nghiệp là lấy hàng từ nhà cung cấp với mức giá ưu đãi rồi bán cho người tiêu dùng với mức giá hợp lý, lợi nhuận của công ty thu được là từ khoản chênh lệch giữa giá bán ra và mua vào của hàng hóa. Vì vậy, số lượng hàng hóa bán ra càng nhiều thì lợi nhuận cũng theo đó tăng lên. Chính vì vậy, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đóng một vai trò quan trọng giúp cho ban lãnh đạo có chiến lược kinh doanh phù hợp và kịp thời. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần viễn thông Bắc, em đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty, qua đó thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán cho em những kiến thức trong suốt 4 năm đại học và đặc biệt là cô giáo Ths. Kiều Thị Thu Hiền là người hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong công ty cổ phần viễn thông Bắc, nhất là các chị trong phòng kế toán của công ty đã cho em những kiến thức thực tế tại doanh nghiệp, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty. Do trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa có nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế, nên những ý kiến em đưa ra có thể chưa hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp, khóa luận của em không tránh khỏi sai sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện
Bộ Tài chính về ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi – TS. Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, NXB Tài chính
3. ThS. Nguyễn Thị Hạnh Duyên – ThS. Đường Thị Quỳnh Liên – ThS. Nguyễn Hoàng Dũng – ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy (2012), Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại xây lắp, NXB Tài chính.
4. Các văn bản pháp luật về kế toán, thống kê, thuế của Bộ tài chính, Thuế 5. Các khóa luận năm trước của trường