Tuổi thành thục cây rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến chất lượng gỗ keo lai (Acacia Hibrds) ở giai đoạn thành thục công nghệ tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 120)

Trong giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây rừng; Về mặt sinh học, cây rừng đạt đến tuổi thành thục khi đã hoàn thành quá trình sinh trưởng phát triển của một đời cây. Quá tuổi thành thục, cây rừng sẽ chuyển sang giai đoạn già cỗi. Theo quy luật sinh trưởng, phát triển của rừng, phân biệt tuổi thành thục tái sinh và tuổi thành thục tự nhiên. tuổi thành thục tái sinh khi cây trong rừng đạt đến khả năng ra hoa kết quả tốt nhất, sản lượng hạt giống cao nhất,

chất lượng hạt giống tốt nhất. tuổi thành thục tái sinh thường ở vào giai đoạn rừng trung niên. Ở tuổi thành thục tái sinh, chặt tái sinh thường mang lại kết quả cao. tuổi thành thục tự nhiên: cây trong rừng đã hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, kích thước đường kính, chiều cao của cây rừng đã định hình: lượng tăng sản hằng năm của cây rừng về đường kính, chiều cao tiến dần đến 0. Khả năng ra hoa kết quả đã giảm sút. Mỗi loài cây có tuổi thành thục tự nhiên khác nhau. Loài cây ưa ánh sáng mọc nhanh, tuổi thành thục tự nhiên đến sớm. Loài cây chịu bóng, mọc chậm, tuổi thành thục tự nhiên đến chậm. Trong kinh doanh rừng, không nên giữ lại những cây rừng đạt quá tuổi thành thục tự nhiên vì dễ bị già cỗi, sâu bệnh, rỗng ruột. Về ý nghĩa kinh tế, phân biệt tuổi thành thục số lượng và tuổi thành thục công nghệ. Tuổi thành thục số lượng: lượng sinh trưởng hằng năm bằng lượng sinh trưởng trung bình. Tuổi thành thục công nghệ: cây rừng đã đạt quy cách và chất lượng thoả mãn một nhu cầu công nghệ nào đó.

Vd: quy cách gỗ công nghiệp giấy sợi, gỗ trụ mỏ, vv. Ngoài ra, còn phân biệt tuổi thành thục phòng hộ là tuổi mà khả năng phòng hộ của rừng đạt cao nhất. Tuổi thành thục tài chính là tuổi mà giá trị của rừng tính bằng tiền đạt mức cao nhất.

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Đồng Hỷ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên, bao gồm 18 xã thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 44.757,7 ha (chiếm 12,64% diện tích tự nhiên của tỉnh); có tọa độ địa lý:

Từ 210 35’02’’ đến 210 50’34’’ vĩ độ Bắc Từ 1050 42’02’’ đến 105055’25’’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính:

Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn Phía Tây giáp sông Cầu và huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình

*/ Địa hình

Đồng Hỷ thuộc tiểu vùng 1 của tỉnh Thái Nguyên, có kiểu địa hình đồi độc lập và núi thấp. Phía Đông và Đông Bắc có dãy núi Tèn và núi Bắc Lâu kéo dài tạo thành bức tường ngăn cách 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Độ cao trung bình của huyện là 350m, cao nhất là đỉnh núi Tèn 759m. Địa hình chia cắt mạnh ở phía Bắc và thấp dần từ Bắc xuống phía Nam, có độ cao tuyệt đối từ 50m đến 750m so với mực nước biển. Nhìn chung địa hình huyện Đồng Hỷ có thể chia làm 2 vùng: Phía Bắc là núi thấp và núi trung bình, còn lại là vùng đồi. Tuy nhiên, đây lại là vùng thượng lưu của sông Cầu nên vai trò thảm thực vật rất quan trọng, có tác dụng điều tiết dòng chảy và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

* Khí hậu

Theo số liệu của trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, Đồng Hỷ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, số ngày mưa trung bình từ 155 ngày đến 160 ngày trong năm.

Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.000mm-2100mm và tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7.

- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, có sương mù.

Nhiệt độ bình quân từ 21,20

C - 22,90C. Nhiệt độ tối cao trung bình là 270C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 200C. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 (28,50C), tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 (15,60C). Số ngày nắng bình quân từ 16 - 20 ngày/tháng, tổng giờ nắng trong năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 155 Kcal/cm2; Ẩm độ không khí bình quân từ 81,4% đến 84,5%; Lượng bốc hơi từ 96mm đến 98 mm; chế độ gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, lưu lượng gió thổi từ 13m/giây đến 15m/giây; Hàng năm có sương muối từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm sau chủ yếu tập trung ở các xã miền núi của huyện.

* Thủy văn

Huyện Đồng Hỷ có các sông suối chính chảy qua là: Sông Cầu bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy qua 2 xã Văn Lăng và Hòa Bình về thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra còn có hệ thống suối bắt nguồn từ các khe núi đổ ra các sông. Trong đó, có 2 suối lớn là suối Nà Sa bắt nguồn từ Võ Nhai qua xã Văn Lăng đổ ra sông Cầu và suối Quang Sơn bắt nguồn từ Võ Nhai qua các xã Quang Sơn, Khe Mo và Linh Sơn đổ ra Sông Cầu. Do cấu tạo của địa hình có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh nên có nhiều bất lợi cho việc vận chuyển thủy của một số nhánh suối lớn. Lưu tốc độ dòng chảy từ 600 - 800

m/giây, thường tập trung vào mùa mưa, có ảnh hưởng không tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

* Địa chất, thổ nhưỡng

Kết quả điều tra lập địa xây dựng bản đồ dạng đất tỉnh Thái Nguyên của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ năm 2001 [43], đất đai huyện Đồng Hỷ được hình thành bởi quá trình phong hóa của loại đá mẹ chính là Đá vôi Givét với 2 loại đất chính:

- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét (Fs) có mầu vàng đỏ, độ dày tầng đất ở mức trung bình > 60 cm, độ PH = 4 - 5 (đây là đối tượng đất bố trí thí nghiệm).

- Đất Feralit phát triển trên đá Macsma chưa có mầu vàng nhạt, độ dày tầng đất từ 40 cm - 50 cm, độ PH = 5 - 6

Hai loại đất này phù hợp với trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

2.1.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế xã hội của huyện * Đặc điểm về dân số, lao động, kinh tế * Đặc điểm về dân số, lao động, kinh tế

- Dân số: Tổng dân số năm 2010 là 110.170 người, tỷ lệ tăng dân số toàn huyện là 2,27%. Mật độ dân số bình quân 273 người/km2, thấp nhất là xã Văn Lăng 69 người/km2, cao nhất là xã Linh Sơn 537 người/km2

.Trong đó lao động làm nông lâm nghiệp 28.300 người chiếm 69,87% lao động ở nông thôn. Có 08 dân tộc là: Kinh, Nùng, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Mông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 30% tổng số lao động, lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông thuộc ngành nông lâm nghiệp.

- Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2010 của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, số người ở độ tuổi lao động là 56.651 người chiếm 51% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm trên 65% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp chiếm gần 35% tổng số lao động. Qua số liệu thống kê hàng năm của huyện cho thấy: Người lao động chỉ sử dụng khoảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

70% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm; có khoảng 3-5% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp không có việc làm khi kết thúc thời vụ nông nghiệp chính.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định từ 3-5%, giải quyết được nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân. Năm 2007, giá trị kinh tế ngành trồng trọt đạt 127.000 triệu đồng, chiếm 63% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp; giá trị kinh tế ngành chăn nuôi đạt 68.000 triệu đồng chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp. Có được những kết quả như trên là nhờ huyện Đồng Hỷ đã có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,…

+ Lâm nghiệp và hiện trạng tài nguyên rừng: Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, năm 2011 huyện Đồng Hỷ có 23.576,61 ha đất có rừng. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 9.545,56 ha, diện tích rừng trồng 14.024,85 ha. Hàng năm diện tích trồng rừng mới trên địa bàn huyện đạt từ 500 ha trở lên.

Tình hình sản xuất lâm nghiệp của huyện Đồng Hỷ trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Người dân đã phần nào nhận thức được vai trò, lợi ích của rừng trong vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, ngày càng có nhiều hoạt động tích cực hơn trong công tác gây trồng và bảo vệ rừng. Chính vì vậy, diện tích rừng trồng ngày càng tăng thêm, diện tích đất trống đồi trọc thu hẹp lại, chất lượng rừng cũng được nâng lên.

Theo đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ năm 2007 [42] , huyện Đồng Hỷ với trên 50% diện tích đất đai có khả năng tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, đây chính là thế mạnh của ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và của

toàn tỉnh nói chung. Các định hướng sử dụng tối ưu nhất phần diện tích đất này là khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích đã có rừng và trồng rừng trên đất trống Ia, Ib theo hướng thâm canh tăng năng suất rừng trồng (đối với rừng sản xuất).

Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên theo Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính phủ (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ, năm 2007) [42] cho thấy:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện: 24.118 ha (chiếm 53,88% diện tích tự nhiên của huyện; chiếm 13,41% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh):

 Rừng phòng hộ có diện tích: 5.586,32 ha, trong đó:  Diện tích đất có rừng tự nhiên là 4.320,86 ha

 Diện tích đất có rừng trồng là 875,06 ha

 Diện tích đất chưa có rừng (trạng thái Ia, Ib, Ic) là 390,40 ha  Rừng sản xuất có diện tích: 18.531,68 ha:

 Diện tích đất có rừng tự nhiên là 6.154,54 ha  Diện tích đất có rừng trồng là 11.689,6 ha

 Diện tích đất chưa có rừng (trạng thái Ia, Ib, Ic) là 687,54 ha

*/ Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói chung tương đối hoàn chỉnh, các xã đều có đường ô tô vào trung tâm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông toàn huyện khoảng 800 m, trong đó: Đường sắt có khoảng 10 km; tuyến quốc lộ 1B khoảng 16,5 km; tỉnh lộ khoảng 27,3 km; đường liên huyện, liên xã khoảng 90 km; đường liên thôn, liên bản khoảng 600 km.

- Y tế, giáo dục

+ Y tế: Huyện có 01 bệnh viện đa khoa trung tâm, 01 phân viện Trại Cau; 01 phòng khám khu vực; 18 trạm y tế xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ y tế

gồm 56 bác sỹ, 60 y tá, dược tá và khoảng 300 y tế thôn bản; 56 cơ sở tư nhân hành nghề y - dược - y học cổ truyền.

+ Giáo dục: Toàn huyện có 20 trường mầm non, 25 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Nhìn chung hệ thống y tế, giáo dục của huyện tương đối hoàn thiện và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và giảng dạy , học tập của nhân dân.

- Thông tin, văn hóa, xã hội: Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các xã trên địa bàn toàn huyện. Hơn 70% dân số được xem truyền hình và trên 80% dân số được nghe đài phát thanh. 100% các xã có điện thoại để liên lạc và giao dịch. Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc, tin tức thời sự và văn hóa, văn nghệ thể thao, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc huyện Đồng Hỷ.

Tóm lại: Tình hình sản xuất cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Đồng Hỷ có một số điểm đáng chú ý sau:

- Nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động, có kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc nhưng thiếu lao động có tay nghề cao.

- Sản xuất còn thiếu bền vững, sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng chưa được cao, khả năng tiêu thụ còn hạn chế.

- Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư.

- Các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào phát triển nông lâm nghiệp hiệu quả chưa cao.

- Cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi đã được đầu tư nhưng còn dàn trải, không tập trung nên đã hạn chế hiệu quả sử dụng.

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích được về lý thuyết một số nhân tố của gỗ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ Keo lai (tính chất vật lý, cơ học của gỗ) ở giai đoạn thành thục công nghệ.

- Đặc điểm của điều kiện lập địa và Phân tích được ảnh hưởng của vị trí lập địa đến chất lượng gỗ Keo lai (tính chất vật lý, cơ học của gỗ) tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá được chất lượng gỗ Keo lai tương ứng với đặc điểm từng vị trí lập địa khác nhau.

3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm điều kiện lập địa trồng Keo lai tại khu vực huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Tiêu chuẩn gỗ Keo lai ở giai đoạn thành thục công nghệ (gỗ nguyên liệu ván nhân tạo, gỗ nguyên liệu chế biến đồ mộc,…)

- Chất lượng gỗ Keo lai (tính chất vật lý, cơ học của gỗ) ở giai đoạn thành thục công nghệ sau khi khai thác tại các dạng lập địa nghiên cứu.

3.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về mặt thời gian và điều kiện nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Đề tài chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của vị trí lập địa tại 3 vị trí: sườn chân, sườn giữa, sườn đỉnh tới chất lượng gỗ. Mỗi vị trí chênh lệch nhau về độ cao tương đối 100 m.

- Mỗi vị trí lập địa lấy 5 cây theo 3 cấp độ để gia công thành mẫu, tổng số 15 cây. Mỗi cây lấy 5 mẫu cho một thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần trên các vị trí lập địa tương đồng.

- Xác định chất lượng gỗ thông qua một số tính chất cơ bản của gỗ (Sức hút nước, khối lượng thể tích khô, khả năng giãn nở của gỗ, sức chịu ép dọc thớ, sức chịu uốn tĩnh …).

- Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm khoa lâm nghiệp, trung tâm thí nghiệm khoa chế biến lâm sản - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

3.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1. Các chỉ tiêu xác định tính chất của gỗ Keo lai

- Xác định các tính chất vật lý.

+ Xác định sức hút nước tối đa.

+ Xác định khối lượng thể tích khô kiệt. + Xác định khả năng giãn nở.

- Xác định các tính chất cơ học + Xác định độ bền ép dọc thớ. + Xác định độ bền kéo dọc thớ. + Xác định độ bền uốn tĩnh.

3.3.2. Nội dung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến tính chất gỗ Keo lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến chất lượng gỗ keo lai (Acacia Hibrds) ở giai đoạn thành thục công nghệ tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 120)