Theo cách phân loại mô hình mô tả UI theo mức độ trừu tượng, ta nhận thấy có mối liên hệ tương ứng giữa các loại mô hình giao diện với các góc nhìn phụ thuộc trong kiến trúc MDA. Task Model mô tả tác vụ của người dùng với hệ thống tương ứng với mô hình độc lập tính toán CIM. AUI Model mô tả giao diện ở mức độ trừu tượng mà không quan tâm đến các đối tượng giao diện thuộc platform nào tương ứng với mô hình độc lập platform PIM. CUI Model mô tả giao diện ở mức độ phụ thuộc platform tương ứng với mô hình phụ thuộc platform PSM. Còn FUI Model chính là mã nguồn source code của hệ thống. (Bảng 2.1) tóm tắt sự tương ứng này.
Bảng 2.1 Liên hệ cách phân loại mô hình mô tả UI theo mức độ trừu tƣợng với các góc nhìn trong MDA STT Mô tả UI theo mức độ trừu tƣợng Góc nhìn trong MDA
1. Task Model CIM
2. AUI Model PIM
3. CUI Model PSM
Sự liên hệ trên đây dẫn đến xu hướng kết hợp hướng tiếp cận MDD vào hướng tiếp cận MBUID để tận dụng các kết quả của MDD trong việc thao tác xử lý các mô hình giao diện (được minh chứng qua các bài viết trong Workshop MDDAUI từ năm 2005 đến nay [16], [17], v.v…)
d)Nhận xét
Các phương pháp trong MBUID có thể kết hợp cả hai cách phân loại kể trên trong quy trình phát triển của mình để tận dụng lợi thế của cả 2 cách phân loại. Ví dụ như các mô hình chức năng có thể được phân chia theo mức độ trừu tượng. Ví dụ phân chia presentation model ở mức độ trừu tượng, ta có presentation model ở mức trừu tượng AUI và presentation model ở mức trừu tượng CUI.
Hiện nay chưa có chuẩn thống nhất cho cách phân loại mô hình. Tùy vào cách tiếp cận của mỗi nhóm nghiên cứu, họ có cách phân loại riêng và sử dụng những loại mô hình khác nhau trong quy trình để phát triển ứng dụng theo hướng MBUID.
2.2.2.Quy trình phát triển MBUID
Ngoài việc đề xuất các loại mô hình cần phát triển, mỗi phương pháp MBUID cũng đề xuất một quy trình nhằm xác định thứ tự xây dựng và kết hợp các loại mô hình này cho đến khi có được giao diện hoàn chỉnh. Trong phần này, tôi sẽ trình bày tóm lược các quy trình phát triển MBUID.