Các phân loại mô hình theo mức độ trừu tượng [12], [13] đã được sử dụng nhiều trong hướng tiếp cận MBUID. Theo cách phân loại này, nếu xem hệ thống ở các góc nhìn trừu tượng khác nhau, ta có thể mô tả hệ thống bằng các mô hình Task, AUI, CUI, FUI Model (Hình 2.8).
a.1.Task model
Mô hình mô tả các tác vụ giao tiếp giữ người dùng và hệ thống. (Hình 2.9) ví dụ về CTT – ConcurTaskTree [11] model mô tả tác vụ của người dùng với ứng dụng quản lý danh sách các cuộc hẹn. Trong đó có các tác vụ: nhập vào ngày (EnterDay), tháng (Enter Month), năm (Enter Year), nội dung cuộc hẹn (Enter Appointment Topic), đóng ứng dụng (Close).
Hình 2.9 Ví dụ về task model
a.2.AUI model
AUI – Abstract User Interface Model là mô hình mô tả hệ thống giao diện độc lập với platform. Ở mức này ta chỉ quan tâm đến cấu trúc logic của giao diện, chưa quan tâm đến chi tiết ở mức cụ thể hơn trong việc hiện thực hóa giao diện nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa thực thi các tác vụ được mô tả ở Task Model. (Hình 2.10) là ví dụ về AUI model được tạo bởi UsiXML [4]. Ta thấy trong ví dụ này, các đối tượng giao diện được mô tả trừu tượng là output, input, navigate, v.v… hoàn toàn độc lập với platform.
Hình 2.10 Ví dụ về AUI model
a.3.CUI model
CUI – Concrete User Interface Model mô tả hệ thống giao diện ở mức phụ thuộc vào một platform triển khai cụ thể. Như thấy trong ví dụ (Hình 2.11), trong CUI model được tạo bởi TERESA XML[1], ta có thể cấu hình cho loại đối tượng Navigator trong AAUI model là Link hoặc ImageButton trên CUI model phụ thuộc vào platform XHTML.
Hình 2.11 Ví dụ về CUI model
a.4.FUI model
FUI – Final User Interface Model mô tả hệ thống giao diện ở mức cài đặt cụ thể trên một môi trường phần mềm cụ thể, đây chính là mã nguồn của ứng dụng.