4. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Tuyên Quang năm 2011
So với nhiều loại cây trồng khác thì cây sắn là loại cây trồng tương đối dễ tính. Nó có thể sinh trưởng, phát triển ở các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất và phẩm chất thì cây sắn cũng yêu cầu điều kiện khí hậu khá khắt khe. Bởi vì cây sắn là cây khá mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nhất là về sự phát triển của bộ phận kinh tế (củ). Đặc biệt trong giai đoạn hình thành và phát triển củ cây sắn cần nhiệt độ cao và số giờ chiếu sáng nhiều từ 8h/ngày trở lên.
- Yếu tố nhiệt độ:
Do có nguồn gốc nhiệt đới nên cây sắn yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt từ 23 - 270C. Ngưỡng nhiệt độ để cây sắn sinh trưởng phát triển từ 10 - 400C. Nếu nằm ngoài ngưỡng nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình quang hợp và hô hấp, năng suất và phẩm chất của cây sắn.
Đây cũng là lí do vì sao mà tại các vùng sinh thái khác nhau cây sắn có thời gian sinh trưởng khác nhau.
- Yếu tố ánh sáng:
Sắn là cây trồng có khả năng tích lũy đường, bột mạnh hơn nhiều so với cây trồng khác do vậy nó rất cần ánh sáng. Nếu cường độ chiếu sáng thấp và số giờ chiếu sáng ngắn thì chỉ số diện tích lá thấp, thân cây nhỏ dẫn đến quá trình phân hóa và hình thành củ kém.
- Yếu tố nước:
Mặc dù sắn là cây trồng ưa khô và có khả năng chịu hạn nhưng để cây cho năng suất cao thì cũng cần phải đủ độ ẩm cần thiết. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với sắn trong khoảng 1000 - 2000mm.
Giai đoạn sinh trưởng khác nhau, giai đoạn phát triển thân lá nhu cầu về nước tăng lên, còn giai đoạn phình to củ và tích lũy tinh bột nhu cầu về nước giảm vì nhiều nước ở giai đoạn này thì tỉ lệ tinh bột trong củ sẽ giảm.
Đặc điểm khí hậu thời tiết của Tuyên Quang năm 2011 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng thời tiết khí hậu năm 2011 tại Tuyên Quang
Yếu tố Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ không khí trung bình (%) Tổng lƣợng mƣa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 1 12.5 80 12.9 10 2 17.6 83 12 31.3 3 17 84 115.1 27.2 4 23.4 84 57.4 23 5 26.4 82 235.9 169.6 6 29 82 180.2 152.8 7 29.2 83 207.2 198.8 8 28.4 83 224.5 208.4 9 27 84 87.9 108.1 10 22.2 84 35.1 145.7 11 16.5 76 4.7 96.9 12 14.8 86 47 13.3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tỉnh Tuyên Quang 2011)
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy tình hình khí hậu trong năm biến đổi thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của sắn:
- Thời gian trồng sắn vào ngày 21/3 mà tháng 3 và tháng 4 có nhiệt độ trung bình 170C - 23,40C, ẩm độ trung bình 84% thuận lợi cho hom sắn mọc mầm.
- Từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình từ 26,40C - 270C cao nhất là tháng 7 là 29,20C, lượng mưa dao động từ 87,9mm - 235,9mm và cao nhất đạt đến 235,9mm ở tháng 5, số giờ nắng cũng đạt cực đại trong giai đoạn này thuận lợi cho sự sinh trưởng thân lá và tích luỹ dinh dưỡng cho cây sắn.
- Tháng 10 và tháng 11 nhiệt độ giảm dần, tháng 10 nhiệt độ trung bình là 22,20C, tháng 11 là 16,50C. Theo đó ẩm độ, lượng mưa và số giờ nắng cũng giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng vào củ.
Nhìn chung điều kiện thời tiết trong năm phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây sắn.
3.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn
Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và chọn lọc giống sắn nói riêng đều được tiến hành trên đồng ruộng ở trong một điều kiện nhất định bằng cách đo đếm các tính trạng nông học.
Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ sắn, phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.
Thông thường vào vụ trồng, sau khi đặt hom từ 5 - 17 ngày sắn bắt đầu mọc mầm. Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ thấp, thiếu ẩm) ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo và chất lượng kém, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây sắn sau này.
Theo dõi về tỷ lệ mọc mầm, thời gian từ trồng đến khi bắt đầu mọc và kết thúc mọc mầm của các dòng, giống sắn thu được kết quả ở bảng 4.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 12 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Tên dòng, giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày) Bắt đầu Kết thúc 1 KM 414 98 13 17 2 KM 397 100 17 20 3 KM 440 100 13 18 4 KM 419 97 16 19 5 GM 444-2 98 15 19 6 DT 3 98 14 18 7 HL 2004-28 99 14 19 8 HL 2004-32 98 16 20 9 OMR 35-8 100 16 20 10 GM155-7 100 13 18 11 NTB-1 100 16 20 12 KM94 (đ/c) 99 17 20
Số liệu ở bảng 3.2 cho ta thấy:
+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của các dòng, giống sắn dao động từ 13 - 17 ngày, trong đó giống KM 414, KM440, dòng GM155-7 có thời gian từ trồng đến mọc sớm nhất (13 ngày), dài nhất (17 ngày) đối với giống KM 94 và KM 397.
+ Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm giữa các dòng, giống tham gia thí nghiệm khác nhau và dao động từ 17 - 20 ngày, sớm nhất là giống KM 414 (17 ngày); kết thúc muộn nhất là giống KM 379, KM 94, dòng OMR 35- 8, HL2004-32, NTB-1 (20 ngày).
+ Tỷ lệ mọc mầm của các giống khá cao từ 97 - 100%.
Như vậy trong cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian bắt đầu và kết thúc mọc mầm của các dòng, giống là khác nhau. Đó là do đặc điểm của từng dòng, giống quyết định đến các chỉ tiêu khác nhau.
3.3. Tốc độ sinh trƣởng của các dòng, giống sắn
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây trồng. Do vậy theo dõi tốc độ tăng trưởng của các dòng, giống sắn chủ yếu thông qua hai chỉ tiêu là chiều cao cây và tốc độ ra lá
Sự khác nhau giữa sắn và cây trồng khác ở đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Bộ phận thu hoạch chính nằm ở dưới đất là củ được hình thành từ phần gỗ, đặc biệt là các rễ mọc tự nhiên được phát triển thành củ.
- Thứ hai: Cây sắn phát triển thân lá và tích lũy tinh bột vào củ cùng thời kỳ. Như vậy sản phẩm quang hợp được phân phối cho sự phát triển thân lá và củ. Sự phát triển thân lá là biểu hiện của quá trình đồng hóa, các yếu tố của điều kiện sống là biểu thị khả năng thích ứng cụ thể của các dòng, giống. Dựa vào đặc điểm này cần có tác động thích hợp vào các biện pháp kỹ thuật vào cây sắn nhằm đạt được năng suất cao theo ý muốn. Việc theo dõi đánh giá tốc độ sinh trưởng của thân, lá của các dòng, giống là chỉ tiêu quan trọng giúp chúng ta đánh giá tiềm năng năng suất của các dòng, giống sắn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống.