ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát việt nam từ 2008 đến nay (Trang 43 - 46)

Thứ nhất, cần thực hiện chính sách tài chính tiền tệ năng động và hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kin h tế quốc tế.

Hạ lãi suất cho vay để khyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất 

nhập khẩu, cung cấp hàng hóa cho nền kinh tế

Hỗ trợ tài chính thông qua hoạt động tái xuất khẩu để tạo thành tài khoản cho các ngân hàng

Mở rộng đối tượng kiều bào nước ngoài mua ở nhà nước VN 

Tiếp tục siết chặt chi tiêu công đối với các dự án không hiệu quả 

Phòng chống giảm phát 

Thứ hai, đề xuất với chính phủ thành lập qũy kích c ầu để kích thích tiêu dùng để kích thích nền kinh tế phát tri ển tránh dư thừa hay giảm phát trong thời gian tới.

Thứ ba,tập trung s ức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghi ệp, kh ắc ph ục hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực ph ẩm.Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ.

Thứ tư, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy m ạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.

Thứ năm, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, 

đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn.

Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần 

nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.

Thứ sáu, Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp lu ật nhà nước về giá.

Cuối cùng, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

Chính phủ còn thực hiện các chính sách như bình ổn giá, trợ giá… để khắc phục lạm phát ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu nêu trên cho phép chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không phải đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên, nhưng xóa bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích mang lại. Tình hình diễn biến và khắc phục lạm phát ở Việt Nam là rất nan giải. Lạm phát đã hoành hoành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế, xóa bỏ bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thành công của các biện pháp chống lạm phát năm 2008 đã vực dậy nền kinh tế Việt nam, làm thay đổi nhận thức của Đảng và Nhà nước trong quản lý kinh tế. Đó là cơ sở, là chìa khóa cho sự thành công của các khoa học khác như Giáo dục, Y tế, văn hóa, chính trị…

Lạm phát kinh tế ở Việt Nam có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động.

Do vậy cần có cách nhìn chính xác, đầy đủ về các nguyên nhân gây nên lạm phát thì mới đưa ra được các chính sách kinh tế phù hợp, đưa ra các biện pháp chống lạm pháp có hiệu quả và mang tính ổn định. Trong hệ thống các biện pháp chống lạm pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên cũng chỉ mang tính chất tương đối và phù hợp trong gia đoạn hiện tại. Tùy theo thực tế diễn biến của nền kinh tế Việt Nam ở các giai đoạn xã hội khác nhau, tùy theo nguyên nhân nào ở giai đoạn đó là chủ đạo mà các biện pháp chống lạm phát có thể thay đổi, thêm, bớt.

Tuy nhiên cũng cần phải nhất quán rằng không được coi nhẹ vấn đề lạm phát và lạm phát không diễn ra theo qui luật cố định nào cả để vững vàng trong trận chiến không khói súng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam-NXB trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

2/ Kinh tế chính trị học, khoa lý luận chính tri, NXB ĐH Công Nghiệp TP.HCM 3/ Kinh tế học vĩ mô. Tác giả Nguyễn Thái Thảo Vy, NXB Tài chính 2009 4/ Các tạp chí kinh tế : Phát triển kinh tế (trường ĐH Kinh tế TP.HCM) 5/ Giáo trình Tài chính - Tiền tệ NXB trường ĐH Công nghiệp TP.HCM 6/ 4share.vn

7/ taiilieu.vn.com 8/ www.baomoi.com

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát việt nam từ 2008 đến nay (Trang 43 - 46)