Khả năng điều hành nền kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát việt nam từ 2008 đến nay (Trang 37 - 39)

3. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ỡ VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY

3.3.4.Khả năng điều hành nền kinh tế

Chính sách tài khoá mở rộng là nguyên nhân chính làm nảy sinh lạm phát, nhưng để có được mức lạm phát cao như trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011, một phần trách nhiệm thuộc về chính sách điều hành nền kinh tế một cách thiếu bài bản của Chính phủ, cụ thể gồm:

- Liên tục phá giá đồng tiền Việt.

- Tăng gíá đồng loạt và đột ngột 2 hàng hoá quan trọng là điện và xăng dầu. + Phá giá tiền tệ đột ngột

Tính từ thời điểm năm 2010 đến nay, NHNN đã có tổng cộng 3 lần phá giá đồng VND, trong đó lần phá giá vào tháng 2/20 11 là có mức điều chỉnh sốc nhất, khi điều chỉnh giảm giá VND tới 9.3%

Nhìn chung, nguyên nhân của các lần phá giá đều đến từ việc giữ cố định tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong một thời gian dài, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do liên tục lên cao, đến khi chênh lệch giữa 2 thị trường đã lên tới mức cao thì NHNN mới điều chỉnh giảm giá một cách đột ngột. Việc điều chỉnh tỷ giá một cách bất ngờ như trên đã có ảnh hưởng rất tiêu cực đến mức giá cả nền kinh tế, đặc biệt với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, việc giảm giá đồng tiền làm chi phí đầu vào tăng lên đáng kể, kết quả là tình trạng lạm phát leo thang do chi phí đẩy như thời gian vừa qua.

+ Điều chỉnh tăng giá đồng loạt điện và xăng dầu

Điện và xăng dầu là 2 yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất kì ngành sản xuất nào, việc điều chỉnh giá 2 mặt hàng này đòi hỏi phải xem xét dẫn thận trọng và có một thời gian tách biệt nhất định để tránh ảnh hưởng đến mức giá cả chung. Trong năm 2010 và 2011, cả 2 mặt hàng này đều được điều chỉnh tăng giá nhiều lần:

Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh, giá điện thì “đến hẹn lại lên”, đặc biệt, trong quý I năm 2011, cả điện và xăng dầu đều tăng giá rất mạnh. Lý do mà EVN hay PVG đưa ra trong mỗi lần tăng giá đều là để bù lỗ cho việc phải bán với giá thấp. Nhưng một điều dễ nhận thấy là trong khi PVG là độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu, thì EVN cũng gần như một mình một sân trên thị trường điện, nếu đã độc quyền như vậy thì làm sao có thể thua lỗ được? Trong khi việc lỗ lãi vẫn còn mập mờ thì hậu quả tăng giá đã thấy rõ , việc tăng giá đồng loạt trong tháng 3 đã dẫn tới hậu quả ngay sau đó là mức lạm phát cao ngất ngưởng trong tháng 4 năm 2011.

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát việt nam từ 2008 đến nay (Trang 37 - 39)