a) Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thanh Sơn là huyện miền núi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể các cấp, cùng với sự cố gắng của mọi tầng lớp nhân dân, kinh tế của huyện bước đầu đã có bước tăng trưởng nhất định. Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 44,966 tấn, giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2001 là 2,98 triệu đồng tới năm 2010 đã tăng lên đạt 7,78 triệu đồng.
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn qua một số năm
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1. Nông lâm, thủy sản 43,0 39,1 36,7 35,9 33,0
2. CN & Xây dựng 34,0 38,1 39,3 39,8 41,1
3. Các ngành dịch vụ 23,0 22,8 24,0 24,3 25,9
Qua bảng 2 ta thấy, kinh tế của huyện Thanh Sơn trong thời gian qua có sự chuyển dịch gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp.
b) Thực trạng phát triển các ngành
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông, lâm nghiệp là nhóm ngành có thế mạnh, lợi thế phát triển, chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn. Tuy nhiên, tỷ trọng trong nội bộ ngành chưa có sự chuyển biến đáng kể, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp của huyện còn nhiều hạn chế đặc biệt là trình độ canh tác còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn bất cập, tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm.
Trong cơ cấu đất đai, nông lâm nghiệp chiếm 81,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Lao động việc làm trong các ngành nông, lâm nghiệp chiếm 44,60%. Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp tăng đều qua các năm đạt tốc độ 4,53%. Cụ thể:
Bảng 3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2005 - 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BQ
2005-2010 2010 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 205,9 100 211,4 100 221,9 100 240,6 100 261,5 100 7,23 - Trồng trọt 124,4 60,4 126,9 60,0 136,3 61,4 148,9 61,9 149,5 57,2 5,66 - Chăn nuôi 48,3 23,5 50,1 23,7 50,2 22,7 50,9 21,2 64,5 24,7 8,6 - Lâm nghiệp 28,6 13,9 29,8 14,1 30,6 13,8 36,2 15,0 42,2 16,1 11,86 - Thuỷ sản 4,6 2,2 4,6 2,2 4,8 2,2 4,6 1,9 5,3 2,0 3,87
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Sơn)
Sản xuất lương thực đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao, đảm bảo lương thực cho nông dân. Năm 2010 diện tích đất trồng lúa cả năm của huyện đạt 6305,6 ha, giảm 15,74 ha so với năm 2009. Năm 2010 năng suất lúa cả năm đạt 51,4 tạ/ha, giảm 2,2 tạ/ha so với năm 2009; Diện tích ngô đông là 2.573,1 ha tăng 628,3 ha so với năm 2009, năng suất đạt 42,2 tạ/ha. Diện tích khoai lang và sắn có xu hướng tăng, năm 2010 diện tích là 1.960,2 ha. Diện tích rau xanh trên địa bàn huyện chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh các loại, nên chủ yếu được
trồng xen, trồng theo vụ. Sản lượng rau xanh các loại toàn huyện năm 2010 đạt 4200,3 tấn; đậu, đỗ các loại đạt 633,4 tấn. Diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương có sự gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2010 diện tích đậu tương là 345,4 ha, diện tích lạc là 465,6 ha. Cây mía và bông đều tăng cả về diện tích và năng suất.
Diện tích các loại cây lâu năm của huyện chủ yếu là chè. Đây là cây công nghiệp lâu năm quan trọng hàng đầu và có giá trị kinh tế cao của huyện Thanh Sơn. Năm 2010 diện tích chè là 1.950,2 ha, diện tích cho sản phẩm là 1.590,2 ha. Năng suất chè đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 diện tích cây sơn là 264,0 ha, diện tích cho sản phẩm 153,0 ha. Ngoài ra các cây ăn quả như chuối, cam quýt, nhãn, vải bưởi được trồng phân tán trong đất vườn thuộc các hộ gia đình, cá nhân nhưng diện tích không lớn và năng suất đạt thấp.
Sản xuất lâm nghiệp giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Đối với loại rừng trồng sản xuất cho sản lượng gỗ giảm: năm 2008 là 28.900,7 m3, năm 2010 là 25.276 m3
.
Chăn nuôi có sự chuyển biến rõ rệt, năm 2010 tổng đàn trâu là 17.635 con; Tổng đàn bò là 16.322 con; Tổng đàn lợn là 75.529 con; Tổng đàn gia cầm là 9.111.704 con.
Thuỷ sản của huyện đang được triển khai mở rộng đến nhân dân, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 140,49 ha, sản lượng khai thác đạt 761 tấn. Tổng số hộ nuôi thuỷ sản là 196 hộ (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thanh Sơn).
+ Khu vực kinh tế công nghiệp
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định, theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn.
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thanh Sơn chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch, ngói, pizít, quắc zít, cao lanh, sắt, than, limonits... chế biến nông, lâm sản.
Xây dựng hệ thống trạm biến thế, đường dây tải điện cao thế và hạ thế đưa điện lưới quốc gia tới 100% số xã trong huyện.
+ Khu vực kinh tế thƣơng mại - du lịch
Mạng lưới thương mại du lịch trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã được hình thành và phát triển, thị trấn Thanh Sơn có trung tâm thương mại chợ phố Vàng, là nơi buôn bán trao đổi lưu thông hàng hoá rất nhộn nhịp với các xã trong huyện cũng như các vùng lân cận, tại các trung tâm cụm xã đã có các điểm đại lý hàng hoá.
Để tiếp tục phát triển mạng lưới buôn bán rộng khắp toàn huyện và cung cấp đầy đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho các đồng bào dân tộc, nhất là vùng sâu vùng xa, hướng tới huyện sẽ quan tâm nâng cấp trung tâm Thương mại - Du lịch tại thị trấn Thanh Sơn cùng các trung tâm cụm xã miền núi, cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn đã có và xây dựng mới chợ nông thôn ở các xã chưa
có chợ nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hoá và đời sống nhân dân
c) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
+ Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số huyện Thanh Sơn tính đến hết ngày 31/12/2010 là 117.760 người, chiếm 9,18% dân số toàn tỉnh, được phân bố ở 23 xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình 193 người/km2
.
Dân số tập trung không đều, đông nhất là thị trấn Thanh Sơn với 13.688 người; đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Tinh Nhuệ 2.793 người.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc cùng sinh sống.
+ Lao động, việc làm
Toàn huyện có 69.165 lao động, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 85%; lao động không trong độ tuổi lao động chiếm 15%. Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 84,61%, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,30%, lao động trong thương mại dịch vụ chiếm 5,09%.
+ Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua đời sống của nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện và ổn định. Cụ thể
- Thu nhập bình quân đạt 7,78 triệu đồng/người/năm - Sản lượng lương thực đạt 44.966 tấn
- Lương thực bình quân 372 kg/người/năm
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 2,48%. - Sử dụng điện thoại đạt 15 máy/100 dân
- Số hộ dùng điện lưới là 98%
- Tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 95%
- 23/23 trạm y tế xã có bác sĩ, số thôn bản có cán bộ y tế là 284 người - 215/284 khu dân cư có nhà văn hoá