Khác biệt trong sự kế thừa, ra đời và phát triển của các trường phái mới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (Trang 28 - 32)

mới.

Trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự đấu tranh giữa các trường phái mang tính chất quyết liệt, triệt để, có sự phát triển về chất khá rõ rệt, tuy nhiên triết học Ấn Độ cổ đại thường tôn trọng và có khuynh hướng phục cổ, không có những bước nhảy vọt về chất.

Ở mỗi giai đoạn của triết học Hy Lạp cổ đại, mỗi thời kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những trường phái mới ra đời có tính chất vạch thời đại như thời cố đại bên cạnh trường phái Talét, Hêraclit... đến Đêmôcrit. Hơn nữa cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật mang tính chất quyết liệt, triệt để hơn. Triết học Hy Lạp thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn triết học ở giai đoạn trước.

Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ. Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường lối duy

 Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI tr.CN) : Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, về vũ trụ.

Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Mi-lê: cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên, vĩnh viễn vận động tạo ra mọi vật trên thế giới. Talét cho rằng đó là nước, Anaximăngđrơ đó là một thực thể vô định và vô hạn, theo Anaximen đó là không khí. Hêraclít cho rằng bản nguyên của vũ trụ là lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sinh ra vạn vật. Ngược lại, một số nhà triết học thuộc trường phái Êlê như Xênôphan, Pácmênít, Dênông và trường phái Pitago lại có những quan điểm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc vũ trụ. Họ cho rằng, thế giới là một tồn tại bất động và bất biến (trường phái Êlê), con số là bản nguyên của vũ trụ (trường phái Pitago).

 Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V TCN) : đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học.

+ Theo khuynh hướng duy vật. Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ không phải chỉ là một thực thể riêng biệt (như trường phái Milê) mà là gồm 4 thực thể: đất, nước, lửa, không khí. Anaxago lại cho rằng, mọi vật đều được cấu tạo từ hạt cực nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng. Đêmôcrít nêu lên tất cả mọi vật đều được cấu thành từ những nguyên tử.

+ Đối lập lại chủ nghĩa duy vật trên đây là chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn. Ông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật.

+ Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platôn là Arixtốt. Một mặt, ông bác bỏ thuyết ý niệm của Platôn; mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọi hình thức là tư duy (hình thức thuần tuý).

 Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): Vào cuối thế kỷ này, chỉ còn Êpiquya và học trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít. Triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người ta thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau này

Ngược lại ở lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có tính vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Ở Ấn độ, các trường phái có từ thời cổ đại vẫn giữ nguyên tên gọi cho tới ngày nay

Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm bớt hay đi sâu vào từng chi tiết, xuất phát từ tinh thần Vêđa chia ra làm hai hệ thống: hệ thống chính thống ủng hộ tinh thần Vêđa và trường phái không chính thống phản đối lại tinh thần Vêđa.

Các nhà triết học ở các thời đại chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ ủng hộ, bảo vệ quan điểm hay một hệ thống nào đó để hoàn thiện và phát triển nó hơn là vạch ra những sai lầm và không đặt ra mục đích tạo ra triết học mới. Do vậy nó không mâu thuẫn với các học thuyết đã được đặt nền móng từ ban đầu, không phủ định nhau hoàn toàn và dẫn đến cuộc đấu tranh trong các trường phái không gay gắt và cũng không triệt để.

Nền triết học Hy Lạp cổ đại là bước mở đầu của nền triết học phương tây, là một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này, trong khi đó Triết học Ấn Độ cổ là một trong hai nền tư tưởng lớn của phương Đông, có một vai trò rất lớn trong quá trình phát triển tư tưởng văn hóa vùng châu Á. Hai nền triết học không chỉ đồ sộ về quy mô, số lượng các tác phẩm để lại, sự đa dạng của các trường phái mà còn ở sự phong phú trong cách thể hiện, đặc biệt là sự sâu rộng trong nội dung phản ánh. Hai nền triết học này để lại nhều nền tư tưởng quý báu cho nhân loại, khiến cho nhiều thế hệ của các nhà triết học của các dân tộc đã, và đang, sẽ hướng tới. Đi sâu vào tìm hiểu từng nền triết học Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại, để từ đó có cái nhìn cận cảnh và sâu sắc hơn những tinh hoa của nó để lại, đồng thời có sự so sánh và tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ cổ đại là vô cùng cần thiết. Nó giúp chúng ta có khái niệm gần như hoàn chỉnh về triết học phương Tây và triết học phương Đông, những ảnh hưởng của nó đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó chúng ta biết cách vận dụng những tinh hoa của hai nền triết học này, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức thế giới, tự nhiên, con người và xã hội, là vấn đề rất cấp bách trong điều kiện thế giới đổi thay nhanh chóng như hiện nay.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w