Sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (Trang 25 - 27)

Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tách chủ thể với khách thể để nhận xét khách quan, còn triết học Ấn Độ cổ đại nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ theo nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”.

Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều đặc điểm khác của triết học Ân Độ cổ đại như: lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội; hay như nghiên cứu thế giới cũng là để làm rõ con người và vấn đề bản thể luận trong triết học Ấn Độ cổ đại bị mờ nhạt. Nhưng ngược lại triết học Hy Lạp cổ đại lại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại; còn vấn đề con người chỉ được nghiên cứu để giải thích thế giới mà thôi, nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể, chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan. Cho nên triết học Hy Lạp cổ đại đậm nét về bản thể luận của vũ trụ.

Các nhà triết học Hy Lạp đã nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể để nghiên cứu, chinh phục vũ trụ - thế giới khách quan.

Ở Phương Tây họ lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao cái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức, không chú ý đến nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng con người. Con người có thể tự mình suy tư và tự mình giải thích vũ trụ bằng lý trí của mình. Con người cá thể, riêng biệt và tự do không có chỗ đứng, không có ý thức phản tỉnh về cái tôi riêng biệt và độc đáo của mình. Họ chỉ biết cúi đầu thuần phục vẻ linh thiêng, vĩnh cửu của vũ trụ. Tuy nhiên, dù sống trong trào lưu tư tưởng đó, con

người vẫn mang trong mình dấu vết của cá thể. Họ dấn mình vào lãnh vực lý trí của con người để suy tư về vũ trụ. Họ nghi ngờ về niềm tin vào thế giới qua những kinh nghiệm giác quan của mình.

Từ bây giờ, con người đã ý thức được chủ quyền của mình trong vai trò kiến tạo vạn vật trong trời đất này, tự mình suy tư, tự hình thành con người của chính mình, không lệ thuộc, dựa dẫm vào bất cứ thần thánh, tôn giáo, ma thuật nào hết, Ngoài ra, còn một số triết gia khác cũng ý thức được chủ thể của con người. Cụ thể là trong đạo đức học của Nicomaque, Còn Sénèque thì cho rằng, vấn đề quan trọng là quay trở về mình, cố làm sao tự mình thành chính mình. Nơi xứng đáng nhất là ở bên trong bản thân mình và nơi hạnh phúc nhất chính là bản thân mình.

Ở Ấn độ tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I TCN, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang tính chất tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân loại.

Xu hướng chính của Upanishad là nhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm, tôn giáo trong kinh Vêđa về cái gọi là “tinh thần sáng tạo tối cao” sáng tạo và chi phối thế giới này.

Còn Atman là tinh thần con người, là tiểu ngã, là cái có thể mô hình hoá, là chủ thể và chẳng qua chỉ là linh hồn vũ trụ cư trú trong con người mà thôi. Linh hồn con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của “tinh thần tối cao”. Vì Atman “linh hồn” là cái tồn tại trong thể xác con người ở đời sống trần tục, nên ý thức con người lầm tưởng rằng linh hồn, “cái ngã” là cái khác với “linh hồn vũ trụ”, khác với nguồn sống không có sinh, không có diệt vong của vũ trụ.

Vậy nên kinh Vêđa nối con người với vũ trụ bằng cầu khẩn, cúng tế bắt chước hoà điệu của vũ trụ bằng lễ nghi, hành lễ ở hình thức bên ngoài. Còn kinh

Upanishad quay vào hướng nội để đi từ trong ra, đồng nhất cá nhân với vũ trụ bằng tri thức thuần tuý kinh nghiệm.

Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều đặc điểm khác của triết học Ấn Độ cổ đại như: lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội, hay nghiên cứu thế giới cũng để làm rõ con người và vấn đề bản thể luận trong triết học Ấn Độ trong triết học Ấn Độ cổ đại bị mờ nhạt.

Về vấn đề con người, triết học Ấn Độ cổ đại đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa người với đời sống tâm linh ít quan tâm tới mặt sinh vật của con người, chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh quan (bản chất, ý nghĩa, đời sống, nguồn gốc, nổi khổ của con người” gắn liền với quan điểm tôn giáo nhằm tìm kiếm con đường, phương tiện, cách thức giải thoát con người, mà không thấy mối quan hệ giữa con người trong lao động sản xuất.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w