VII. Vận dụng phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ trong điều tra năng suất sản lượng lúa của một huyện
5 Hệ số điều chỉnh năng suất toàn huyện 0,
Theo điều tra huyện A có 18 xã, thuộc nhóm từ 10-19 xã nên ta chọn 8 xã đại diện mẫu cấp I, và có diện tích gieo trồng 13905 ha ( > 10000 ha), nên chọn 300 hộ đại diện.
2.Các bước chọn đại diện mẫu cấp I :
2.1.Xác định các đơn vị của tổng thể mẫu
- Từ bản đồ địa chính của huyện A, người ta lập danh sách các xã trong huyện theo thứ tự và đánh số thứ tự từ 1 đến 18.
- Tính toán các chỉ tiêu như ở bảng trên.
-Tính khoảng cách cộng dồn để chọn hộ đại diện :
27815 5
13905 == =
K ha
- Tính diện tích gieo cấy bình quân một xã = 13905 ha : 18 xã = 772,5 ha/xã
Ta thấy,diện tích bình quân xã toàn huyện là 772,5 ha. Xã Nghi Diễn có diện tích gieo cấy 785 ha, xấp xỉ với diện tích bình quân 1 xã toàn huyện nên được chọn đầu tiên. Diện tích cộng dồn của xã Nghi Diễn là 5721 ha. Xã được chọn tiếp theo là xã có diện tích cộng dồn xấp xỉ bằng : 5721 – 2781* 1 = 2940 ha (Tương ứng là xã Nghi Đức có diện tích cộng dồn 2362 ha),tương tự cách xác định như vậy ta chọn được các xã đại diện còn lại là : Nghi Lâm, Nghi Kim và Nghi Trung.
2.Các chỉ tiêu phản ánh tính đại diện của mẫu
- Để kiểm tra tính đại diện của mẫu, ta tính các chỉ tiêu sau : +Tỷ lệ xã đại diện = (5 : 22) * 100 = 27,73%
+ Tỷ trọng DTGT lúa của các xã đại diện = (3762/13905) * 100 = 27,06%
Ta thấy, số liệu hai chỉ tiêu trên là xấp xỉ bằng nhau nên mẫu cấp I có tính đại diện khá cao.
- Năng suất lúa ước tính của các xã đại diện = 196465 tạ :3762 ha = 52,2 tạ/ha
- Hệ số điều chỉnh năng suất toàn huyện khi suy rộng năng suất chung cho toàn huyện = (52,9 : 53) = 0,998
3.Tính toán suy rộng năng suất bằng phương pháp chọn mẫu theo hộ
Gi s ta có s li u i u tra c a các h ả ử ố ệ đ ề ủ ộ đại di n nh sauệ ư
Xã đại diện Số thôn điều tra (thôn) Số hộ điều tra (hộ) Diện tích gieo cấy (m²) Diện tích thu hoạch (m²) Sản lượng điều tra (tạ) Năng suất gieo cấy (tạ/ha) Năng suất thu hoạch (tạ/ha) A 1 2 3 4 5 6 7 Nghi Đức 3 60 144293 143985 761,9 52,8 52,9 Nghi Diễn 3 60 148352 147642 789,2 53,2 53,5 Nghi Lâm 3 60 156426 154698 869,7 55,6 56,2 Nghi Kim 3 60 136484 136282 698,8 51,2 51,3 Nghi Trung 3 60 139985 139900 733,5 52,4 52,4 Cộng 5 xã 15 300 725540 722507 3853,1 53,1 53,3
Dựa vào kết quả điều tra thu được trong bảng trên,ta thấy: + Sản lượng thu hoạch của 300 hộ là 3853,1 tạ.
+Năng suất thu hoạch của 300 hộ là : (3853,1 tạ : 72,5540 ha ) = 53,1 tạ/ha
Dựa vào số liệu điều tra ta tính toán suy rộng năng suất cho toàn huyện: + Diện tích thu hoạch toàn huyện là : 13789 ha
+ Diện tích gieo cấy toàn huyện là : 13905ha +Năng suất thu hoạch suy rộng toàn huyện : 53,3 tạ/ha * 0,998 = 52,66 tạ/ha
+Sản lượng thu hoạch trên diện tích thu hoạch của huyện : 52,66 tạ/ha * 13789 = 726.129 tạ
+Năng suất gieo cấy suy rộng toàn huyện : 726.129 tạ : 13905 ha = 52,22 tạ/ha +Tỷ lệ diện tích thu hoạch toàn huyện : 13789 ha :13905 ha * 100 = 99,17 % +Tỷ lệ diện tích thu hoạch của các xã đại diện : (3706 ha : 3726 ha) * 100 = 99,46% +Tỷ lệ diện tích thu hoạch của các hộ đại diện :
(72,2507 ha : 72,5540 ha) * 100 = 99,58 %
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CHỌN MẪU THEO HỘ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CHỌN MẪU THEO HỘ
Phương pháp điều tra chọn mẫu cũng như một số phương pháp điều tra khác trong thống kê năng suất sản lượng lúa đều tồn tại ưu nhược điểm. Mặc dù so với các phương pháp khác như chọn mẫu điển hình phân loại hay chọn mẫu máy móc nó có nhiều ưu điểm hơn.
Một số hướng nhằm cải tiến phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ
trong thống kê năng suất và sản lượng lúa như sau :
- Thứ nhất, ta thấy các vùng trồng xen thường có năng suất hơn những vùng chỉ trồng lúa, do đó việc chúng ta xếp vùng trồng xen với vùng trồng lúa sẽ cho kết quả không được chính xác. Chính vì vậy, trước khi tiến hành chọn mẫu ,ta nên phân chia các vùng trong huyện căn cứ vào tính chất của mỗi vùng như vùng cấy hai vụ lúa, vùng trồng xen lúa với các loại cây khác…Sau đó, ta mới tiến hành điều tra chọn mẫu theo 3 cấp, và theo từng vùng, có như vậy mới đảm bảo chính xác.
- Thứ hai, trong kết quả điều tra,năng suất là yếu tố rất quan trọng. Khi sử dụng năng suất ước có thuận lợi là tài liệu đã có sẵn trước khi bắt tay vào thu hoạch. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng lúa lại trải ra trên địa bàn rộng, có nhiều trà lúa, giống lúa khác nhau nên mức độ chính xác của số liệu ước tính còn hạn chế. Vì vậy, nếu việc ước tính có điều tra chuyên môn và người nông dân thì tài liệu thu thập được sẽ có độ chính xác cao hơn.
- Thứ ba, để chất lượng số liệu công bố được tốt thì phải làm thật tốt khâu thu thập số liệu. Hiện nay chủ yếu là điều tra viên trực tiếp đến các hộ để đánh giá tình hình và ghi phiếu điều tra, nên nếu tiến hành chậm thì rất có thể một phần sản phẩm đã được đem đi tiêu thụ dẫn đến sai số trong điều tra.Vì vậy, nếu như phát phiếu điều tra cho hộ ngay từ khi thu hoạch có thể tránh được sai số này, do đó thông tin thu được sẽ có độ chính xác cao hơn.
KẾT LUẬN
Trong ba phương pháp điều tra thống kê được sử dụng trong thống kê năng suất sản lượng lúa từ trước đến nay, phương pháp chọn mẫu theo hộ có tính chính xác cao hơn cả, đồng thời cho phép tiết kiệm chi phí thời gian và công sức cho điều tra.
Tuy vậy phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ vẫn còn tồn tại những
hạn chế mà chúng ta cần phải khắc phục song song với việc cải tiến phương pháp cho phù hợp với công tác điều tra trong từng giai đoạn phát triển.Ngoài ra còn phải chú ý đến các yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả điều tra và tìm cách hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó.