Quy trình và phương pháp điều tra 1 Điều tra năng suất lúa

Một phần của tài liệu vận dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê năng suất sản lượng lúa (Trang 25 - 28)

1. Điều tra năng suất lúa

Có thể nói rằng điều tra năng suầt sản lượng lúa, việc tính toán năng suất lúa là khâu quan trọng nhất và dược tiến hành thông qua việc thống kê các chỉ tiêu có liên quan như : chỉ tiêu sản lượng lúa và các chỉ tiêu diên tích thu hoạch, diện tích gieo trồng. Các công đoan của điều tra năng suất sản lượng lúa như sau:

1.1/Chọn mẫu điều tra

Như trong chương II đã trình bày, điều tra năng suất sản lượng lúa bằng trọn mãu theo hộ cần phải tuân theo một số quy trình nhât định. Chọn mẫu được tiến hành theo 3 cấp:

- Cấp I chọn xã (HTX ) đại diện .

- Cấp II chọn ấp (đội bản) đại diện.

- Cấp III chọn hộ đại diện.

1.2/ Thu thập số liệu

Về phương pháp thu thập số liệu trong điều tra năng suất sản lượng lúa, người ta sử dụng phương pháp thu thập số liệu trực tiếp từ đơn vị điều tra vào thời điểm sau khi thu hoạch. Các điều tra viên sẽ trực tiếp đến các hộ đại diện để cân đo, đong đếm, kết hợp với quan sát sản lượng thực thu của hộ và ghi vào phiếu điều tra. Do đó khâu thu thập số liệu tại hộ gia đình là khâu quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng số liệu điều tra. Để hạn chế đến mức thấp nhất sai sót trong thu thập số liệu cần:

+ Tập huấn tốt nghiệp vụ cho điều tra viên về kỹ thuật thu thập số liệu, về cách ghi chép phiếu điều tra, cách tính toán số liệu.

+ Điều tra viên phải đến tận họ đại diện để thu thập sản lượng thực thu khô sạch trên toàn bộ diện tích gieo trồng thực tế của hộ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của câc thành viên khác của hộ và hộ lân cận.

+Điều tra viên chỉ thu thập thông tin về sản lượng và diện tích lúa,không thu thập về năng suất và không sử dụng năng suất ước tính từng trà lúa, giống lúa của xã, thôn, ấp để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.

2. Dự báo năng suất

Đối với công tác thống kê năng suất và sản lượng lúa,ngoài việc đưa ra các con số cụ thể, một nhiệm vụ quan trọng khác là phải dự báo được năng suất nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý các cấp.

*Để năng suất dự báo sát thực, có sai số không quá lớn đối với kết quả điều tra thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Theo dõi sát diễn biến mùa màng, tập trung vào các yếu tố tác động nhiều như : thời vụ gieo trồng, giống lúa, phân bón, thời tiết, sâu bệnh…

- Tổ chức thăm đồng khi lúa chắc xanh ở tất cả các xã (HTX) trong huyện, tham khảo ý kiến của một số hộ nông dân, hợp tác xã, các ngành có liên quan để đảm bảo dự báo năng suất một cách khách quan.

-Tiến hành đối chiếu với các số liệu qua các năm để xác định hướng biến động đánh giá khả năng mùa vụ hiện tại nhằm tránh sự đột biến của số liệu thống kê về diện tích và năng suất.

*Cách thức tính toán, dự báo năng suất như sau:

2.1. Tính toán năng suất dựa trên số liệu điều tra

Trên địa bàn mẫu các cấp I, II, III chỉ tính sản lượng lúa khô sạch và diện tích gieo cấy,diện tích thu hoạch, không tính năng suất cho xã (HTX). Bởi vì năng suất trên các mẫu riêng biệt không phản ánh đúng thực tế trên địa bàn cụ thể (xã, ấp, hộ) mà chỉ dùng nó để suy rộng năng suất chung của huyện.

Năng suất thu hoạch của mẫu được tính như sau:

Năng suất thu hoạch Sản lượng thực thu khô sạch của các hộ đại diện của huyện =

của mẫu(tạ/ha) Diện tích thu hoạch của các hộ đại diện của huyện

2.2/ Tính toán sai số và dự báo năng suất sản lượng lúa

- Sai số cấp I về năng suất được tính theo công thức sau:

Sai số chọn mẫu cấp I

về năng suất

Năng suất ước tính bình quân gia quyền của toàn bộ các xã (HTX) của huyện

= 100 - * 100 Năng suất ước tính bình quân gia quyền

của các xã (HTX) đại diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự báo năng suất sản lượng lúa cho huyện theo công thức sau: + Năng suất thu hoạch suy rộng toàn huyện :

Năng suất thu hoạch suy rộng toàn huyện

Năng suất =

thu hoạch của mẫu * Hệ số điều chỉnh Trong đó hệ số điều chỉnh năng suất của huyện được tính bằng % sai số chọn mẫu cấp I đã trình bày trên.

+Năng suất gieo cấy bình quân chung toàn huyện : Năng suất gieo cấy bình quân

chung toàn huyện (tạ/ha)

Sản lượng lúa thực thu toàn huyện =

Diện tích gieo cấy lúa toàn huyện Trong đó diện tích gieo cấy lúa toàn huyện lấy từ số liệu điều tra kết thúc gieo cấy của huyện được tính :

Diện tích gieo cấy lúa của huyện

Diện tích lúa = thu hoạch Diện tích mất trắng + của huyện +Sản lượng lúa thực thu của toàn huyện :

Sản lượng lúa thực thu của toàn huyện

Năng suất thu hoạch =

suy rộng toàn huyện

Diện tích thu hoạch *

của huyện

Một phần của tài liệu vận dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê năng suất sản lượng lúa (Trang 25 - 28)