3. Phân theo kỳ hạn
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
Hoạt động tín dụng của chi nhánh tuy phát triển liên tục qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chưa thực sự bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khách hàng truyền thông. Điều này làm cho tính ổn định của nguồn vốn huy động không cao, gây ảnh hưởng tới nguồn vốn cho hoạt động tín dụng T&DH. Trong năm 1011 này, chi nhánh đã có những biện pháp để điều chỉnh xu hướng này, nhất là sau khi thông tu 15/2009-TT-NHNN của NHNN về quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay T&DH đã có hiệu lực từ ngày 25/09/2009.
Chi nhánh đã chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đảm bảo giới hạn tín dụng, tuy nhiên do sức ép giải ngân của cá dự án theo cam kết và nhu cầu vốn của khách hàng lớn dẫn đến dư nợ tín dụng của chi nhánh luôn ở mức trần giới hạn trung ương giao cho. Dư nợ tín dụng T&DH khá cao và tăng trưởng liên tục qua 3 năm song cơ cấu tín dụng vẫn chưa có sự chuyển biến lớn, nhất là cơ cấu về nội tệ và ngoại tệ, số lượng khách hành mới đến Ngân hàng tăng cũng không nhiều, chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Cơ cấu cho vay đối với DN ngoài quốc doanh chưa có sự thay đổi nhiều, trong khi mấy năm trở lại đây Bắc Ninh là một trong số những tỉnh thu hút đầu tư lớn, có nhiều doanh nghiệp ra đời. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa vào tiềm năng ở mảng khách hàng này.
Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực giải quyết, song với những biến động của nền kinh tế trong những năm qua, dự báo từ giờ đến cuối năm 2011 và sang năm 2012 tình hình kinh tế vẫn sẽ còn gặp nhiều gặp nhiều khó khăn, hoạt động của các DN tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng chống đỡ với những biến động xấu còn yếu, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nói chung và tín
dụng T&DH nói riêng. Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng và các lãnh đạo các chi nhánh phải có cái nhìn xa hơn, trong đó có vai trò của cán bộ tín dụng có ỹ nghĩa quan trọng, phải theo sát khách hàng hơn và phải nắm được những biến động của DN, coi trọng mục tiêu an toàn tăng trưởng.
Chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách về tài sản bảo đảm...của ngân hàng chưa điều chỉnh kịp thời và hợp lý theo điều kiện thực tế. Quy trình tín dụng, đặc biệt là đối với sự gọn nhẹ, điều kiện đối với tín dụng T&DH vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa thực sự gọn nhẹ, điều kiện cho vay rườm rà, phức tạp đã khiến cho Ngân hàng phải từ chối nhiều khoản vay vì khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Nhất là đối với những DN vừa và nhỏ với nhu cầu vốn đầu tư lớn nhưng thiếu những điều kiện xét duyệt cho vay. Từ đó dẫn tới khó khăn cho những DN này trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn để mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh...
Việc cho vay của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tài sản bảo đảm. Những tài sản thường là bảo đảm như bất động sản, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất...trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa máy móc, thiết bị ở Việt Nam chưa thực sự phát triển bền vững và còn nhiều biến động phức tạp. Việc định giá tài sản bảo đảm còn chưa hiệu quả và chính xác vì vậy Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ khi rủi ro TD xảy ra.
Phương thức tín dụng chưa đa dạng, mới chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo dự án nên đã một phần hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần có các phương thức mới để thu hút khách hàng hơn.
Việc áp dụng Marketing vào hoạt động ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm ngân hàng còn chưa chuyên nghiệp, chưa sâu rộng tới các đối tượng khách hàng trong khi hiểu biết về ngân hàng trong dân cư chưa cao.
Đối với cán bộ ngân hàng, việc phân công công việc còn nhiều điểm chưa hợp lý nên dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Nhiều cán bộ tín bộ vẫn còn có tư tưởng cầu toàn, chưa năng động sáng tạo và thực tế.
2.3.2.2. Nguyên nhân
v Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, về môi trường kinh doanh
Trước sự phục hồi của thị trường chứng khoán, sự gia tăng liên tục của giá vàng và đôla trong những năm gần đây, thay vì gửi tiết kiệm thì mọi người rút tiền đễ đầu tư vào chứng khoán, vàng và đôla chấp nhận rủi ro nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Khả năng huy động vốn của ngân hàng giảm dẫn đến việc mở rộng quy mô tín dụng gặp nhiều khó khăn nhất là đối với tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu vay vốn của dự án có tính khả thi cao. Ngân hàng phải đứng trước sự lựa chọn cân nhắc kỹ lưỡng hơn vì vốn eo hẹp.
Do tất yếu của nền kinh tế đang phát triển, trần lãi suất cho vay của NHNN đang khống chế thấp và thay đổi quy định sử dụng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay T&DH đã gây áp lực cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Do sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động cho vay T&DH của ngân hàng nên ngân hàng không hoàn toàn chủ động kinh doanh thu lợi nhuận mà còn bị chi phối bởi những quyết định của chính phủ.
Trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng có nhiều các chi nhánh và các phòng giao dịch của các NHTM khác, đặc biệt là các NHTM cổ phần dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng làm cho việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, về phía khách hàng
Nguyên nhân chủ yếu từ phía khách hàng là khách hàng còn lúng túng trong lựa chọn đầu tư, dự án thiếu tính khả thi và không đủ điều kiện về mức vốn tự có tham gia vào dự án, không có tài sản bảo đảm. Các DN có như cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại không hội tụ đủ các điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó thì trình độ quản lý và sử dụng vốn của nhiều DN còn kém nên hiệu quả của dự án giảm sút, DN gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ NH hoặc không có khả năng trả nợ được.
Các báo cáo tài chính mà DN phải nộp cho NH chưa đầy đủ, đa số các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của DN chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc,
số liệu phản ánh chưa chính xác tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của DN. Điều đó dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai lầm của cán bộ tín dụng.
v Nguyên nhân chủ quan
Tuy đã được đào tạo nhưng nghiệp cụ của các cán bộ vẫn chưa đồng đều. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ ngân hàng. Do đội ngũ cán bộ còn trẻ nên vẫn thiếu kinh nghiệm, chưa nhạy bén với cơ chế thị trường. Điều này đã hạn chế chất lượng phân tích tín dụng và chất lượng thẩm định dự án của Chi nhánh.
Ngân hàng chưa đẩy mạnh công tác Marketing, chưa chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh cho chi nhánh. Các thông tin về khách hàng và thị trường còn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng vẫn chưa có các biện pháp tích cực để cạnh tranh với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn.
Chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, sản phẩm, chính sách về tài sản bảo đảm chưa được Chi nhánh linh hoạt điều chỉnh kịp thời và hợp lý theo điều kiện, biến động thực tế của môi trường.
Công tác xây dựng phát triển chiến lược phát triển tín dụng T&DH chưa được quan tâm đúng mức. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào khách hàng, NH chỉ thẩm định những dự án do khách hàng đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với khách hàng để tạo ra những dự án có tính khả thi để mở rộng cho vay.
CHƯƠNG 3