Giải pháp

Một phần của tài liệu xóa đói giảm nghèo thông qua dự án hỗ trợ giảm nghèo – gtz tại hai huyện tân lạc và lạc thủy tỉnh hòa bì (Trang 65 - 84)

“Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với xóa đói giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

1. Bối cảnh về kinh tế xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tỉnh và của dự án tỉnh và của dự án

1. Bối cảnh khách quan

Bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước

* Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2008

Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với cải thiện đời sống của nhân dân; phấn đấu vượt ngưỡng "nước đang phát triển có thu nhập thấp" trong năm 2008. Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Chủ động thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tai nạn và ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu a) Các chỉ tiêu kinh tế:

− Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5 - 9%.

− Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 3,5 - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng 10,6 - 11%; ngành dịch vụ 8,7 - 9,2%.

− Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

− Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. b) Các chỉ tiêu xã hội:

− Nâng số địa phương đạt chuẩn chương trình phổ cập trung học cơ sở lên 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 13%; trung học chuyên nghiệp tăng 16,5%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 18,5%.

− Giảm tỷ lệ sinh 0,3%o

− Tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 8,5 vạn người.

− Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11-12%.

− Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 22%.

− Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 25,7 giường.

− Nâng diện tích nhà ở lên 12 m2 sàn/người. c) Các chỉ tiêu về môi trường:

− Phấn đấu cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và 85% dân số đô thị.

− Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 40%.

− Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 60%.

− Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 80%. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt 64%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 86%.

− Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.

* Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010

Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hóa tinh thần nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm và đến năm 2010 a) Về kinh tế:

− Tổng sản phẩm trong nước ( GDP) đến năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 – 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1050 – 1100 USD

− Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 – 44%; dịch vụ 40 – 41%.

− Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm

− Tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 – 22%

− Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP b) Về xã hội

− Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50 % lao động xã hội

− Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 5%

− Tỷ lệ hộ nghèo còn 10 – 11 %

− Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20 % c) Về môi trường

− Tỷ lệ che phủ rừng 42 – 43%

− Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị là 95%, ở nông thôn là 75%

− Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải là 100%; tỷ lệ các cơ sơ sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là trên 50 %; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50 % số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất; 80 – 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Định hướng trong công tác xóa đói giảm nghèo

Xoá đói, giảm nghèo bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm... đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo.

Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng.

Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 10 – 11% . Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo.

Đảm bảo các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp...) bảo đảm đến năm 2010 toàn bộ xã nghèo đều có các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Năm 2010, phấn đấu đạt 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Chú trọng đến các công trình nước sạch cho các gia đình nghèo, đặc biệt là những người ở xa trung tâm xã, xa trục đường chính được tiếp cận nước sạch.

Tạo việc làm cho người nghèo. Nâng cao tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo, nâng thời gian sử dụng lao động nông thôn lên 85% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5% năm 2010.

Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến các học sinh nghèo.

Giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo.

1.2. Bối cảnh chủ quan

1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình

a) Về kinh tế

− Nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7,7-9,5%, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 8%, giai đoạn 2006-2010 khoảng 8-10%.

− GDP bình quân đầu người đạt trên 6,7 triệu đồng, tương ứng 464- 551USD, bằng 58-69% trung bình cả nước.

− Sản lượng lương thực, cây có hạt năm 2005 dự kiến là 25 vạn tấn (thóc 18,3 vạn tấn, ngô 7,5 vạn tấn); năm 2010 dự kiến trên 27 vạn tấn. Với mức này, bình quân lương thực đầu người năm 2010 là 313 kg, đạt 90% mức an ninh lương thực khu vực miền núi.

− Thu ngân sách trên địa bàn trong thời kỳ 2001-2010: 10-14% GDP.

− Huy động các nguồn vốn đầu tư trong tỉnh: trong giai đoạn 2001- 2005 là 12% GDP và 2006-2010 là 18% GDP.

− Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 20-30 triệu USD. b) Về văn hóa- xã hội

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, cải thiện từng bước đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là vùng ATK, tiến tới xóa hộ đói nghèo sớm nhất.

− Ðến 2005 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và huy động 100% học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi.

− Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005: 1,2%; năm 2010 dưới 1,2% (mức giảm sinh hàng năm 0,25-0,3%).

− Số hộ có vô tuyến: 75-80% tổng số hộ.

− Dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: Năm 2005 là 60%; năm 2010 đạt trên 95%.

− Số hộ sử dụng điện: năm 2005 là 85%; năm 2010 là 95-100%.

− Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 6-6,5 bác sỹ.

* Mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2008

Mục tiêu chủ yếu

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của từng ngành, từng sản phẩm; tập trung huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng gắn với tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tiếp tục tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy tổ chức và điều hành của chính quyền các cấp.

Các chỉ tiêu chủ yếu a) Các chỉ tiêu kinh tế

− Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 13,5 - 14% so với năm 2007

− GDP theo giá hiện hành dự kiến khoảng 5.984 tỷ đồng; GDP bình quân theo đầu người khoảng 7,2 triệu đồng.

− Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 5 - 5,5%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 24 - 25%; ngành dịch vụ tăng khoảng 15 - 15,5%.

− Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế như sau: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,7% công nghiệp và xây dựng chiếm 28,7%; dịch vụ chiếm 33,6%.

− Tổng kim ngạch xuất khẩu 47,5 triệu USD; Tổng kim ngạch nhập khẩu 50 triệu USD.

− Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 3.800 tỷ đồng.

− Tổng thu ngân sách nhà nước 540,7 tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước 2.212,442 tỷ đồng.

− Chỉ số giá tiêu dùng thấp dưới 10%. b) Các chỉ tiêu xã hội

− Phấn đấu duy trì mức giảm tỷ lệ sinh bình quân trong năm 0,3‰; quy mô dân số 837,408 nghìn người.

− Tạo việc làm cho khoảng 16,5 nghìn lao động, trong đó lao động đi làm việc ở nước ngoài 2 nghìn người.

− Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 21%.

− Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 96,5%.

− Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 24,4%.

− Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống 19%0.

− Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 23,5%0.

− Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân : 5,23 bác sỹ

− Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 93%. c) Các chỉ tiêu môi trường

− Trồng rừng mới 8.000ha; Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2008 đạt 45%.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu a) Về kinh tế:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tạo các điều kiện cần thiết để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong những năm tiếp theo.

Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường, phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quá trình đô thị hóa, phát triển dịch vụ và du lịch. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Chủ động phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ của rừng.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ. Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

Tăng cường tiềm lực tài chính của tỉnh; nâng tỷ lệ tích luỹ, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển. Phát triển các nguồn thu, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; chi ngân sách địa phương đảm

bảo nguyên tắc tiết kiệm; bố trí tăng dự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

b) Nhiệm vụ về xã hội:

Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao...; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực xã hội.

Khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hoá, quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Quy hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tỉnh và vùng, vừa tăng cường đào tạo tại chỗ.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa. Tiếp tục phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ y tế. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, xã trọng điểm có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Duy trì hoạt động của mạng lưới dịch vụ xã hội về truyền thông - giáo dục - tư vấn bảo vệ sức khỏe và giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng.

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là tình trạng mau bán, tàng trữ và sử dụng ma tuý, tai nạn giao thông.

Một phần của tài liệu xóa đói giảm nghèo thông qua dự án hỗ trợ giảm nghèo – gtz tại hai huyện tân lạc và lạc thủy tỉnh hòa bì (Trang 65 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w