Bối cảnh chủ quan

Một phần của tài liệu xóa đói giảm nghèo thông qua dự án hỗ trợ giảm nghèo – gtz tại hai huyện tân lạc và lạc thủy tỉnh hòa bì (Trang 69 - 78)

1. Bối cảnh về kinh tế xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tỉnh và

1.2Bối cảnh chủ quan

1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình

a) Về kinh tế

− Nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7,7-9,5%, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 8%, giai đoạn 2006-2010 khoảng 8-10%.

− GDP bình quân đầu người đạt trên 6,7 triệu đồng, tương ứng 464- 551USD, bằng 58-69% trung bình cả nước.

− Sản lượng lương thực, cây có hạt năm 2005 dự kiến là 25 vạn tấn (thóc 18,3 vạn tấn, ngô 7,5 vạn tấn); năm 2010 dự kiến trên 27 vạn tấn. Với mức này, bình quân lương thực đầu người năm 2010 là 313 kg, đạt 90% mức an ninh lương thực khu vực miền núi.

− Thu ngân sách trên địa bàn trong thời kỳ 2001-2010: 10-14% GDP.

− Huy động các nguồn vốn đầu tư trong tỉnh: trong giai đoạn 2001- 2005 là 12% GDP và 2006-2010 là 18% GDP.

− Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 20-30 triệu USD. b) Về văn hóa- xã hội

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, cải thiện từng bước đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là vùng ATK, tiến tới xóa hộ đói nghèo sớm nhất.

− Ðến 2005 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và huy động 100% học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi.

− Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005: 1,2%; năm 2010 dưới 1,2% (mức giảm sinh hàng năm 0,25-0,3%).

− Số hộ có vô tuyến: 75-80% tổng số hộ.

− Dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: Năm 2005 là 60%; năm 2010 đạt trên 95%.

− Số hộ sử dụng điện: năm 2005 là 85%; năm 2010 là 95-100%.

− Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 6-6,5 bác sỹ.

* Mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2008

Mục tiêu chủ yếu

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của từng ngành, từng sản phẩm; tập trung huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng gắn với tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tiếp tục tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy tổ chức và điều hành của chính quyền các cấp.

Các chỉ tiêu chủ yếu a) Các chỉ tiêu kinh tế

− Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 13,5 - 14% so với năm 2007

− GDP theo giá hiện hành dự kiến khoảng 5.984 tỷ đồng; GDP bình quân theo đầu người khoảng 7,2 triệu đồng.

− Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 5 - 5,5%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 24 - 25%; ngành dịch vụ tăng khoảng 15 - 15,5%.

− Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế như sau: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,7% công nghiệp và xây dựng chiếm 28,7%; dịch vụ chiếm 33,6%.

− Tổng kim ngạch xuất khẩu 47,5 triệu USD; Tổng kim ngạch nhập khẩu 50 triệu USD.

− Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 3.800 tỷ đồng.

− Tổng thu ngân sách nhà nước 540,7 tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước 2.212,442 tỷ đồng.

− Chỉ số giá tiêu dùng thấp dưới 10%. b) Các chỉ tiêu xã hội

− Phấn đấu duy trì mức giảm tỷ lệ sinh bình quân trong năm 0,3‰; quy mô dân số 837,408 nghìn người.

− Tạo việc làm cho khoảng 16,5 nghìn lao động, trong đó lao động đi làm việc ở nước ngoài 2 nghìn người.

− Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 21%.

− Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 96,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 24,4%.

− Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống 19%0.

− Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 23,5%0.

− Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân : 5,23 bác sỹ

− Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 93%. c) Các chỉ tiêu môi trường

− Trồng rừng mới 8.000ha; Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2008 đạt 45%.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu a) Về kinh tế:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tạo các điều kiện cần thiết để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong những năm tiếp theo.

Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường, phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quá trình đô thị hóa, phát triển dịch vụ và du lịch. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Chủ động phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ của rừng.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ. Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

Tăng cường tiềm lực tài chính của tỉnh; nâng tỷ lệ tích luỹ, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển. Phát triển các nguồn thu, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; chi ngân sách địa phương đảm

bảo nguyên tắc tiết kiệm; bố trí tăng dự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

b) Nhiệm vụ về xã hội:

Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao...; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực xã hội.

Khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hoá, quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Quy hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tỉnh và vùng, vừa tăng cường đào tạo tại chỗ.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa. Tiếp tục phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ y tế. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, xã trọng điểm có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Duy trì hoạt động của mạng lưới dịch vụ xã hội về truyền thông - giáo dục - tư vấn bảo vệ sức khỏe và giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng.

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là tình trạng mau bán, tàng trữ và sử dụng ma tuý, tai nạn giao thông.

Quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực các nhà máy, các khu dân cư. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các khu đô thị, đặc biệt là thành phố Hoà Bình. Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các chương trình, dự án liên quan đến nước sạch.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về môi trường; coi gìn giữ và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội.

d) Thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí và Luật phòng, chống tham nhũng; trước hết là chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm trong tiếp khách, tổ chức hội nghị, sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, cấp phép xây dựng, duyệt quyết toán, thẩm định dự án...

Tổ chức tốt việc tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đảm bảo đúng thẩm quyền và đúng pháp luật.

e) Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, bảo đảm minh bạch, công khai, thuận lợi. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nghiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, bao gồm công tác quản lý cán bộ; chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cho cán bộ, công chức.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất về thực hiện công tác cải cách hành chính và thực thi công vụ tại các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; xử lý nghiêm các vi phạm.

f) Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường chính trị ổn định cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

1.2.2. Công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình

Là tỉnh miền núi có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, thời gian qua, Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, tỉnh cần có hướng phát triển kinh tế phù hợp hơn để thoát nghèo bền vững.

Những năm gần đây, do thực hiện các chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, KT - XH ở Hòa Bình đã thay đổi tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đến tận thôn, bản; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2005 chỉ chiếm 31,31%. Đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, do kinh tế phát triển chưa vững chắc nên nguy cơ tái nghèo luôn tiềm ẩn. Tốc độ giảm nghèo giữa các khu vực, các hộ không đồng đều; Nhiều hộ cận nghèo nên khi điều chỉnh theo tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo tăng cao. Thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để giải quyết tình trạng trên, tỉnh đã giao cho Sở LĐ – TB và XH tham mưu cho UBND tỉnh và các ngành liên quan có những chính sách phù hợp giúp người dân phát triển kinh tế. UBND các huyện, thị đã mở lớp tập huấn đào tạo cho 2.346 lượt cán bộ nhằm cung cấp kiến thức để xây dựng kế hoạch xóa đói giảm nghèo, tổ chức nhóm tín dụng, tiết kiệm... Qua đó, năng lực của cán bộ xã được nâng cao, tham gia hiệu quả vào quá trình triển khai dự án. Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh đã cho 82.572 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 293.991 triệu đồng, đạt 79,18%. Tỉnh đã giải ngân cho 5.424 lượt hộ

nghèo vay với số tiền 12.805 triệu đồng, góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Với nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135.., tỉnh đã hỗ trợ cho 144 hộ nghèo ở các huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy vay để mua trâu, bò phát triển sản xuất. Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và các cơ quan chức năng thường xuyên xuống các xã, nắm tình hình, phân loại các dạng đói nghèo để cùng chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ.

Nhằm giúp người nghèo tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tỉnh mở các lớp tập huấn khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho trên 1.500 hộ. Thông tin về chuyển giao tiến bộ giống mới, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cây ăn quả, thâm canh lúa, ngô cao sản, mô hình nuôi cá trên ruộng lúa được tuyên truyền sâu rộng giúp người dân nắm bắt, chủ động trong sản xuất. Nhờ vậy, ở 2 xã Liên Hòa và Đồng Môn sau 5 năm thực hiện mô hình điểm về xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm gần 30%, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt so với khi chưa thực hiện dự án.

Dạy nghề và tạo việc làm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm giúp người dân thoát nghèo bền vững. Các trung tâm dạy nghề, Trường dạy nghề của tỉnh tổ chức đào tạo nghề dài hạn cho 5.830 người, đào tạo ngắn hạn cho gần 10.000 người. Các khóa đào tạo nghề ngắn hạn chủ yếu dành cho người nghèo, nơi đông dân cư, thiếu đất sản xuất, những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được khuyến khích phát triển, hợp đồng dài hạn với hộ nông dân và các hợp tác xã để cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, người dân có thể tìm việc làm tại các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động hoặc

tự tạo việc, góp phần tăng thu nhập. Tỉnh cũng nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo thông qua các hoạt động điều tra lao động việc làm, tổ chức các Hội chợ việc làm, qua đó xây dựng kế hoạch đào tạo, ưu tiên các nghề sử dụng lao động tại chỗ, gắn đào tạo với việc giới thiệu việc làm, khuyến khích người nghèo tham gia. Trong 5 năm qua, mỗi năm Hòa Bình tạo việc làm mới cho trên 1,4 vạn lao động, duy trì việc làm cho gần 450.000 lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 5,02%, nâng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn lên 79,98%.

Trước xu thế của hội nhập và phát triển, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các nhà máy, khu công nghiệp, vấn đề chuyển đổi ngành nghề, tạo nghề cho người lao động là yêu cầu cần thiết. Tỉnh đã quan tâm khôi phục các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan... và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại nhằm thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Nhiều huyện đã xây dựng các làng nghề, các tổ hợp sản xuất với đầu ra tương đối ổn định, có việc làm quanh năm nên người dân yên tâm lao động, gắn bó với nghề, thu nhập trên 500-600 ngàn đồng/người/tháng. Sản phẩm của địa phương làm ra được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước và được xuất khẩu với giá thành cao.

Trong năm tới, tỉnh Hòa Bình sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, chú trọng tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm CN - TTCN của địa phương; Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp và thực hiện nhiều chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư.

Một phần của tài liệu xóa đói giảm nghèo thông qua dự án hỗ trợ giảm nghèo – gtz tại hai huyện tân lạc và lạc thủy tỉnh hòa bì (Trang 69 - 78)