- Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa: Đối với vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng
3.2. Biện pháp hoàn thiện kế toán HTK tại công ty
Một DN muốn tồn tại và phát triển cần phải biết cách quản lý tốt những nguồn lực của mình. Do đó để tăng thêm sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp phải biết nâng cao chất lượng quản lý. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của công cụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà nước quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo kinh doanh. Để thực hiện đầy đủ các chức năng phản ánh và giám sát mọi hoạt động kinh tế, kế toán phải thực hiện những quy định cụ thể, thống nhất phù hợp với tính khách quan và nội dung yêu cầu của một cơ chế quản lý nhất định.
Chỉ dựa trên những thông tin trung thực chính xác của kế toán mới giúp cho nhà quản trị đưa ra được quyết định kinh doanh hữu hiệu nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác kế toán HTK nói riêng ở các doanh nghiệp cần phải tuân theo những quy tắc cụ thể sau:
` - Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này yêu cầu kế toán đã chọn phương pháp nào để hạch toán HTK thì phải áp dụng phương pháp đó trong cả niên độ kế toán.
- Nguyên tắc giá gốc: Quy định HTK phải được tính theo giá gốc.
- Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này đòi hỏi muốn hoàn thiện kế toán HTK cần thận trọng trong từng bước.
Hoàn thiện kế toán trong công ty là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Để đảm bảo cho việc hoàn thiện mang tính khả thi, đáp ứng được các yêu cầu quản lý của công ty phải thực hiện được các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Hoàn thiện công tác kế toán HTK trước hết phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức kế toán:
+ Đảm bảo tính thống nhất giữa đơn vị hạch toán cơ sở với đơn vị quản lý. + Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán trong từng đơn vị kế toán.
+ Đảm bảo tính quốc tế của công tác kế toán, các văn bản pháp lý tác nghiệp kế toán, trang thiết bị kĩ thuật tính toán phải hướng tới trình độ chuẩn mực quốc tế của kế toán.
- Thứ hai: Tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam, các quy định ban hành của Bộ Tài chính về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán. Tuy nhiên, tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế được cho phép vận dụng và cải tiến cho phù hộ với tình hình quản lý tại đơn vị mình không bắt buộc phải dập khuôn theo chế độ, nhưng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tôn trọng chế độ mới về quản lý tài chính.
- Thứ ba: Hoàn thiện công tác kế toán HTK hướng tới việc thực hiện tốt các yêu cầu quản lý HTK. Dự trữ một lượng hàng hóa hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít. Hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh việc làm giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình bảo quản, bảo đảm tính độc lập trong việc bố trí công việc tránh hư hỏng,mất mát hàng hóa.
- Thứ tư: Hoàn thiện công tác kế toán HTK hướng đến mục tiêu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kế toán HTK. Tính đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời trong việc ghi chép, tính toán, kiểm tra.
- Thứ năm: Hoàn thiện tổ chức kế toán HTK hướng đến phục vụ việc ra quyết định của các nhà quản lý lập kế hoách sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn đem lại lợi nhuận cho DN.
- Thứ sáu: Hoàn thiện nhưng phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục đích hoạt động của các DN là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục đích này, cùng với việc không ngừng tăng doanh thu, DN cần phải có các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí có thể có được. Đây là một yêu cầu tất yếu đặt ra với các DN trong nền kinh tế thị trường.
* Hoàn thiện tính giá hàng hóa xuất kho.
Công ty đang áp dụng phương pháp Nhập trước - xuất trước để tính hàng hóa xuất kho. Đây là phương pháp dễ làm, đơn giản nhưng không phù hợp vớ sự phát triển của nền kinh tế hiện nay.
Mặt khác,công ty phải nhập khẩu nhiều chủng loại hàng hóa, kéo theo giá nhập khẩu cao. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp Nhập trước - xuất trước để tính gía thực tế của hàng hóa xuất kho có thể ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.
Theo em công ty nên chuyển sang phương pháp tính giá bình quân liên hoàn. Đối với phương pháp này, tuy công việc tính toán nhiều, phức tạp nhưng cho giá xuất kho của hàng hóa chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả, công việc tính giá được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Công thức tính như sau :
Giá đơn vị BQGQ = Trị giá hàng tồn kho sau lần nhập i / Lượng hàng tồn kho sau lần nhập i
Ví dụ : Số hàng hóa trong tháng 4 năm 2013.
Tồn đầu tháng 1500 bình hoa 2, đơn giá: 45.500 đồng. Trị giá: 68.250.000 đồng Ngày 2/4 nhập 1600 bình hoa 2, đơn giá 50.000 đồng. Trị giá: 80.000.000 đồng Ngày 10/4 nhập 2000 bình hoa 2, đơn giá 48.000 đồng. Trị giá: 96.000.000 đồng
68.250.000 + 80.000.000Đơn giá bình quân sau ngày 10/4 = Đơn giá bình quân sau ngày 10/4 =
1500 + 1600 = 47823 đồng = 47823 đồng Ngày 12/4 xuất bán bình hoa 2 số lượng 1200 bình
Trị giá hàng xuất kho = 1200 x 47823 = 57.387.600 đồng
* Một số biện pháp để thực hiện tốt việc sử dụng hàng hóa :
- Nếu hàng hóa,vật tư còn lại nhiều thì công ty phải có điều kiện bảo đảm và lưu trữ cẩn thận, hợp lý. Bảo đảm chất lượng cho hàng hóa và tránh gây những tổn thất lớn cho công ty.
- Giảm bớt mức hao phí thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và xuất vật tư. Không để cho hàng hóa, vật tư hao hụt, mất mát hoặc kém chất lượng.
- Công ty cần phải mở rộng hơn nữa những mối quan hệ của bạn hàng nhất là những bạn hàng lâu năm để khi cần là có thể mua hàng hóa, vật tư. Do đó tránh được việc phải tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn sản xuất.
* Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Cuối kì kế toán HTK trong doanh nghiệp tồn với số lượng lớn kế toán nên trích lập dự phòng.
Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh trên Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” sử dụng để điều chỉnh giá gốc hàng tồn kho của các tài khoản hàng tồn kho.
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ như công ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ ( báo cáo quý ) có thể xem xét và điều chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc) của hàng tồn kho.
3. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
4. Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo:
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ
kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK159- Dự phòng giảm giá HTK
Bên Nợ:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên Có:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Số dư bên Có:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
1. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
KẾT LUẬN
Trên đây, nhóm em đã trình bày một số vẫn đề nghiên cứu về phương pháp kế toán hàng tồn kho. Hoàn thiện hạch toán kế toán nói chung và hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho nói riêng là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho không chỉ góp phần đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đảm bảo độ tin cậy về hàng tồn kho mà còn góp phần tiết kiệm chi phí hạch toán. Mặc khác, việc hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho cũng góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
Về phía nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện phương pháp kế toán HTK cũng như hoàn thiện hạch toán kế toán nói chung, cần tăng cường hiệu quả công tác giám sát, quản lý hàng tồn kho cùng các biện pháp đồng bộ khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Có như vậy chúng ta mới theo kịp xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế hiện nay.
Một lần nữa nhóm em xin cám ơn cô giáo đã hướng dẫn nhóm em hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO* * * * * *
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các DN( Khoa kế toán_ĐHKTQD ) ( Khoa kế toán_ĐHKTQD )
2. Giáo trình chuẩn mực kế toán quốc tế( Khoa Kế toán_ĐHKTQD ) ( Khoa Kế toán_ĐHKTQD )
3. Hạch toán kế toán trong DN thương mại4. Tạp chí kế toán 4. Tạp chí kế toán
5. Tạp chí kiểm toán
6. Chuẩn mực kế toán Việt Nam