0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hiệp định Giơnevơ :

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LỊCH SỬ 12 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (CHUẨN VÀ NÂNG CAO) (Trang 36 -37 )

- Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.

2. Hiệp định Giơnevơ :

* Nội dung cơ bản :

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước. Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương

Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng:

o Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

o Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xalì .

o Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết . Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt

căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới

Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

* Ý nghĩa và hạn chế :

- Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và được các cường quốc, các nước tham dự Hội nghị tôn trọng.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút quân đội về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Caâu 51.Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

Hướng dẫn trả lời

1. Ý nghĩa lịch sử :

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LỊCH SỬ 12 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (CHUẨN VÀ NÂNG CAO) (Trang 36 -37 )

×