0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đản g:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LỊCH SỬ 12 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (CHUẨN VÀ NÂNG CAO) (Trang 27 -28 )

- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến.

- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến :

“ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !

Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.

- Ngày 21/12/1946, Hồ Chủ tịch gửi thư đến nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp và các nước Đồng minh, khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Tháng 9/1947, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh được xuất bản.

* Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc theo khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”.

Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và ngoại giao.

Kháng chiến trường kỳ : áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạch, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm cho thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng.

Kháng chiến tự lực cánh sinh là chính nhằm phát huy cao độ khả năng tiềm tàng của dân tộc, tránh ỷ lại bên ngoài, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

 Đường lối kháng chiến đúng đắn là ngọn cờ để toàn Đảng, toàn dân, động viên cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Mở rộng :Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân ta.

+ Sơ lược đôi nét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

+ Tính chính nghĩa : nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần vàp thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế thới, vì hòa bình, tiến bộ nhân loại, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ...

+ Tính nhân dân : mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương...

Caâu 40.Cuộc chiến đấu của quân dân ta trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đã diễn ra như thế nào ? Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài ?

Hướng dẫn trả lời

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LỊCH SỬ 12 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (CHUẨN VÀ NÂNG CAO) (Trang 27 -28 )

×