II. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ VÀ TRIỂN KHAI CÁC VẤN ĐỀ VỀ HNKTQT TẠI CÁC BỘ,
2. Kiến nghị của Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế
2.1. Kiến nghị phương hướng chung
Cần nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý và triển khai các vấn đề về
HNKTQT theo hướng:
+ Các Bộ, ngành, địa phương cần tích cực và chủ động hơn nữa trong
việc tiếp nhận, xử lý và triển khai các vấn đề về HNKTQT. Cần xác định hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó chủ động thực hiện.
+ Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế là cơ quan điều phối liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành địa phương về HNKTQT cần được kiện toàn theo hướng có đủ năng lực và thẩm quyền để có thể phát huy vai trò và tiếng nói trong điều phối công tác hội nhập, đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh tình hình mới. Trong thời gian tới, Uỷ ban chủ yếu tập trung vào việc thảo luận, cho ý kiến về các chiến lược, đề án, dự án, các báo cáo chuyên đề về HNKTQT theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng - Chủ tịch Uỷ ban. Uỷ ban đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ HNKTQT của các Bộ, ngành, báo cáo Phó Thủ tướng, Chủ tịch Uỷ ban.
2.2. Kiến nghị một số nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử
lý và triển khai các vấn đề về HNKTQT:
Trên cơ sở đánh giá tình hình tiếp nhận, xử lý và triển khai các vấn đề về
HNKTQT, để nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý và triển khai các vấn đề về
HNKTQT trong thời gian tới, Văn phòng Ủy ban kiến nghị cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
2.2.1. Các nhiệm vụ cụ thể giao cho Bộ, ngành
- Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và các văn bản liên quan khác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ cụ thể đối với từng
Bộ, ngành như sau:
- Bộ Công Thương:
+ Hoàn thiện Đề án Kiện toàn Uỷ ban trình Chính phủ.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chiến lược HNKTQT đến năm 2020.
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và các địa phương xây dựng báo
cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Ban Chấp
hành Trung ương khoá X và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ.
+ Nâng cao hiệu quả phối hợp với các bộ, cơ quan, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm chủ động tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về kinh tế, thương mại và giải quyết hiệu quả các tranh chấp thương mại quốc tế
- Bộ Ngoại giao:
+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính
phủ và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị
quyết về hội nhập quốc tế.
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan cụ thể hoá các nhiệm vụ về đối ngoại và hội nhập quốc tế trong Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương hoàn thành việc xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HNKTQT đến 2015 và tầm nhìn đến 2020.
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo đánh giá tác động kinh tế xã hội sau 5 năm gia nhập WTO.
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương cập nhật, bổ sung, sửa đổi các quy định, thủ tục về đấu thầu của Việt Nam, đề xuất chủ trương và lộ trình thực hiện các cam kết, đàm phán trong lĩnh vực này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Đánh giá hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế trong 15 năm qua với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới, trên cơ sở đó
xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế cho các ngành trên đến 2020
- Bộ Tư pháp: Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát,
kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bãi bỏ các quy định không phù hợp với các cam kết kinh tế quốc tế của ta trong các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành
các quy định mới đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả cơ chế pháp luật thực thi các cam kết kinh tế quốc tế, đẩy nhanh việc nội luật hoá các cam kết kinh tế quốc tế.
- Các Bộ, ngành khác: Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế như được phân công tại các văn bản liên quan.
2.2.2. Định hướng các nhiệm vụ xuyên suốt trong những năm tới cho
các đầu mối hội nhập kinh tế quốc tế
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức về HNKTQT. Các cơ quan trung ương phối hợp và hỗ trợ các địa phương triển khai tuyên truyền về hội nhập theo hướng kịp thời phổ biến những vấn đề hội nhập mang tính thời sự, những vấn đề mới và những vấn đề mang tính
định hướng, tạo sự kiên định và đồng thuận cao đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về HNKTQT.
- Đẩy mạnh việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác HNKTQT nhằm đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức có thể.
- Kết hợp chặt chẽ giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và việc triển khai công tác hội nhập ngoài nước, tiếp tục triển khai các hoạt động
HNKTQT trên nhiều phương diện: nghiên cứu, đàm phán các hiệp định thương mại, đầu tư và thoả thuận hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia các chương trình hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết HNKTQT, năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức của các bộ phận đầu mối HNKTQT
tại các Bộ, ngành, địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động về
HNKTQT để giúp cho công tác hội nhập được triển khai một cách thống nhất, xuyên suốt và đều khắp trên tất cả các ngành và lĩnh vực.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong việc triển khai
công tác HNKTQT. Củng cố và hoàn thiện cơ chế thông tin báo cáo giữa Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tếvới các bộ phận đầu mối HNKTQT tại
các Bộ, ngành và địa phương.
- Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai các Nghị quyết, Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế; tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương lên Chính phủ; kịp thời phản ánh những vấn đề phát sinh và đề xuất phương hướng giải quyết để các Nghị quyết, chương trình hành động được triển khai hiệu quả. - Tăng cường sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của các bộ phận đầu mối
HNKTQT trong việc đàm phán tham gia các hiệp định thương mại tự do và các
thoả thuận hợp tác quốc tế, đảm bảo được sự nhất quán, cân bằng được lợi ích
tổng thể về kinh tế - chính trị, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ.
- Tăng cường công tác thu thập, nghiên cứu, đề xuất với Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương các định hướng, ý tưởng và chủ trương lớn trong việc
xây dựng các chiến lược, đề án, chương trình hành động, các chính sách, giải pháp liên ngành đảm bảo sự phối hợp giữa công tác hội nhập kinh tế quốc tế với công tác hội nhập trên các lĩnh vực khác.
- Tăng cường sự phối hợp và tham vấn với các cơ quan liên quan và cộng đồng trong việc xây dựng các các kế hoạch, đề án, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế./.