Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2012 (Trang 26 - 29)

- Trong thời gian qua, công tác HNKTQT đã được triển khai sâu rộng trên phạm vi cả nước, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã

3.Nguyên nhân của những tồn tạ

Do HNKTQT là một vấn đề có tính liên ngành nên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các Bộ ban ngành, giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp, cộng đồng, sự phối hợp triển khai đồng bộ từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, bộ phận đầu mối về HNKTQT tại một số Bộ ngành, địa phương vẫn chưa chú trọng đến khâu phối hợp và tham vấn với các cơ quan liên quan và cộng đồng trong việc xây dựng

các các kế hoạch, đề án, chương trình hành động về HNKTQT. Chính vì việc triển khai công tác hội nhập vốn đòi hỏisự phối hợp “liên ngành” lại được triển khai một cách “đơn phương” nên đã không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, khi xây dựng các kế hoạch, đề án, chương trình hành động về HNKTQT, đa số các đầu mối HNKTQT tại các Bộ, ngành, địa phương lại chưa đề cập hoặc chưa chú trọng đến cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình này. Do không có quy định về cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá nên rất khó để tổng hợp đầy đủ, kịp thời cũng như đánh giá kết quả của việc triển khai một cáchxác đáng và toàn diện.

Một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tới việc triển khai công tác

HNKTQT là tại nhiều địa phương chưa có cơ quan đầu mối về HNKTQT, dẫn tới công tác hội nhập được triển khai theo kiểu “sự, vụ” mà không có tính kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và việc triển khai cũng không mang tính xuyên suốt. Một số Bộ, địa phương đã có bộ phận đầu mối về HNKTQT nhưng bộ phận này chỉ mang tính hình thức chứ chưa đi vào thực

chất. Nhiều Ban HNKTQT được lập ra nhưng hầu như không triển khai hoạt động do hạn chế về nguồn lực (bao gồm nhân lực và tài chính) và chức năng, nhiệm vụ. Mối liên hệ giữa cơ quan điều phối liên ngành về HNKTQT và đầu mối HNKTQT của các Bộ, ngành địa phương trong một số hoạt động chưa được chặt chẽ do một mặt đầu mối HNKTQT của các Bộ, ngành địa phương chưa phát huy tinh thần chủ động song mặt khác cơ quan điều phối liên ngành về HNKTQT còn bị hạn chế về nhân lực và nguồn tài chính dành cho việc hỗ trợ triển khai hoạt động hội nhập tại các địa phương.

PHẦN III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH TRIÊN KHAI CÔNG TÁC HNKTQT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRÌNH TRIÊN KHAI CÔNG TÁC HNKTQT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ VÀ TRIỂN KHAI CÁC VẤN ĐỀ VỀ HNKTQT TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH TRIÊN KHAI CÔNG TÁC HNKTQT

1. Thuận lợi

- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực động lực trong tăng trưởng thương mại toàn cầu thời kỳ tới, hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, hội nhập khu vực sâu hơn, nhưng mức độ tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thị trường của các nước lớn trong khu vực này sẽ ngày càng quyết liệt trong thời kỳ tới. Cục diện quốc tế mới tại khu vực châu Á –

Thái Bình Dương đang hình thành, đang định hình cấu trúc liên kết mới, tại khu vực với vai trò trung tâm của ASEAN. Các nước ASEAN tuy còn nhiều khó khăn nhưng sẽ thúc đẩy liên kết nội khối để hoàn thành xây dựng cộng đồng kinh tế (AEC) vào năm 2015, tiến tới xây dựng Cộng đồng chung theo Hiến chương ASEAN.

- Tình hình chính trị - xã hội mang tính ổn định cao, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho

mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới

Diện mạo của đất nước đang có nhiều thay đổi, thế là lực của đất nước đang ngày càng vững mạnh thêm; độc lập dân tộc, chủ quyền và quyền lợi quốc gia trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế được đảm bảo. Việt Nam đang hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng trong Liên Hợp Quốc, trong ASEAN và các tổ chức quốc tế khác, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của đất nước trên trường quốc tế.

2. Khó khăn

- Như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã chỉ ra, trong giai đoạn tới, toàn cầu hóa kinh tế sẽ tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và

hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Chủ nghĩa khu vực đang có xu hướng tăng lên và chủ nghĩa bảo hộ sẽ tiếp tục cản trở quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư … Vòng đàm phán Doha trong khung khổ WTO có khả năng vẫn chưa thể thoát ra khỏi tình trạng bế tắc kéo dài, là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các nước tiếp tục tăng cường đàm phán ký kết các thoả thuận khu vực hoặc hiệp định thương mại tự do (FTA).

- Quy mô các hoạt động kinh tế toàn cầu có thể bị giảm sút do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nợ công và lạm phát tăng cao ở hầu khắp các nước, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi- Trung Đông, biến đổi khí hậu và thiên tai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành năng lượng, tài nguyên và biển đảo .Trong ngắn và trung hạn, kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm, bước vào kỳ tăng trưởng mới. Theo dự báo tháng 4 năm 2011 của Quĩ tiền tệ thế giới (IMF) về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2016, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm từ 4,4% trong năm 2011 lên 4,5% trong năm 2012 và 4,7% trong năm 2016. Trong đó, tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển chỉ dao động ở mức 2,4 – 2,6%/năm, của các nước đang phát triển sẽ ở mức 6,5%/năm trong các năm 2011 – 2012 và có khả năng tăng lên 6,8% trong năm 2016. Các nền kinh tế mới nổi Châu Á sẽ có tốc độ

tăng trưởng cao nhất thế giới, đạt khoảng 8,4%/năm trong các năm 2011- 2012

và có thể đạt 8,6% trong năm 2016.

- Việt Nam hiện đang bắt đầu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với những trọng tâm chính là tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thời kỳ

2011 – 2015 được xác định là thời kỳ tập trung ổn định kinh tế vỹ mô, đẩy nhanh cải cách trên các lĩnh vực đầu tư công, khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, các thị trường nhân tố sản xuất…

Nước ta có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn về bất ổn kinh tế vỹ mô và tài chính. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, nước ta dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài (biến động giá cả, tình hình kinh tế của các nước đối tác chính…). Thâm hụt thương mại có thể giãn rộng. Mở cửa và hội nhập với những rủi ro và cú sốc kèm theo cũng có thể làm tăng khả năng tái nghèo, tăng khả năng tụt hậu của một số nhóm yếu thể và tăng bất bình đẳng thu nhập.

- Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm đang phát triển có thu nhập trung bình nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp trên cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 - 2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố xếp Việt Nam ở vị trí thứ 65 trên tổng số 142 quốc gia được khảo sát, rớt 6 bậc so với năm 2010.

Việt Nam hiện có thu nhập bình quân đầu người khoảng 1000 USD/năm, theo cách tính trên, nước ta bắt đầu bước vào ngưỡng thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo Việt Nam có nguy cơ cao mắc bẫy thu nhập trung bình nếu không có bước chuyển tiếp thành công.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2012 (Trang 26 - 29)