Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh du lịch ấn tượng á châu (Trang 30 - 84)

 Tên giao dịch : Công ty TNHH du lịch ấn tượng Châu Á  Vốn điều lệ : 2.000.000.000 đ ( Hai tỷ đồng )

 Trụ sở chính : Tầng2, 103 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội  Điện thoại: 04.3715.3977 - 04.3715.4047

 Fax: 04.3715.3978

 Website: http://www.antuongchaua.com.vn  Lĩnh vực hoạt động:

 Tổ chức tour trong nước và quốc tế  Tổ chức tour hàng ngày

 Tổ chức tour theo yêu cầu, tour cho khách đoàn, cơ quan, trường học….  Dịch vụ đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế

 Dịch vụ làm hộ chiếu, visa

 Tổ chức hội nghị, hội thảo: trọn gói hoặc từng công đoàn  Đại lý vé máy bay, vé tàu hỏa

 Cho thuê các loại xe du lịch từ 4-45 chỗ

 Tư vấn du lịch miễn phí (qua điện thoại, email…) 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch Công ty du lịch Ấn Tượng Châu Á – Travel Sense Asia đã được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số

01-153/2010/TCDL-GPLHQT thành lập năm 2009. Công ty đã trải qua một quá trình phát triển và sáng tạo không ngừng để vươn lên là một công ty mạnh với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành quốc tế và nội địa. Với mong muốn là nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất và có uy tín nhất, Công ty chủ trương phát triển theo định hướng: “Khách hàng mới là ông chủ thực sự, người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của công ty Du lịch Ấn Tượng Châu Á -Travel Sense Asia”

Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, với phong

cách phục vụ chuyên nghiệp chúng tôi xin được gửi đến Quý khách những chương trình du lịch đặc sắc, được tổ chức bằng tất cả tâm huyết của những người yêu nghề 25

Giám Đốc

và sự trân trọng đối với các sản phẩm tour. Công ty cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Du Lịch ấn tượng Châu Á

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty

Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng  hành M ar keting Khách Cung cấp Kế toán chính & Sale hàng dịch vụ (Nguồn: Phòng Hành chính)

Qua sơ đồ tổ chức của Công ty chúng ta cũng có thể nhận thấy các phòng ban có liên hệ mật thiết với giám đốc và giám đốc sẽ chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của các phòng ban này. Tuy nhiên giữa các phòng ban cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau điều đó được thể hiện qua những quy định của Công ty về chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, cụ thể như sau:

Giám đốc :

 Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty;

 Là người đại diện hợp pháp của Công ty;

 Chịu trách nhiệm lập ngân sách và kế hoạch kinh doanh năm của Công ty cho mỗi năm tài chính: Huy động và sử dụng vốn, dự toán về các khoản thu, chi tổng thể;

 Tuyển dụng và phát triển nhân viên.

Phòng Marketing & Sale:

 Là một phòng quan trọng và nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Chức năng nhiệm vụ của phòng này;

 Đưa ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát về các chiến lược quảng cáo và bán hàng trong nước cũng như nước ngoài;

 Xem xét sự thay đổi về giá cả và những khả năng thay đổi tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh;

26

 Phải phối hợp với các phòng ban khác để dự đoán, xác định và thoả mãn lợi ích của khách hàng mục tiêu;

 Trợ giúp cho giám đốc bán hàng tìm kiếm cơ hội để mở rộng dịch vụ của Công ty;

 Giám sát các điều kiện thị trường và phản ánh yêu cầu đặc điểm của khách hàng với giám đốc;

 Tìm kiếm các khách hàng mới.

Phòng khách hàng:

 Với đặc điểm kinh doanh là các dịch vụ du lịch nên phòng khách hàng của Công ty có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Công ty giữ được khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng khách hàng như sau :

 Gửi cho khách hàng những thông tin cần thiết về dịch vụ;

 Chuyển tất cả các thông tin về dịch vụ đã được khách hàng yêu cầu tới phòng cung cấp dịch vụ;

 Trợ giúp cho phòng Marketing liên lạc thường xuyên với những đơn vị đối tác;

 Phối hợp với phòng Marketing để mở rộng dịch vụ của Công ty;  Báo cáo các công việc trực tiếp với giám đốc.

Phòng cung ứng dịch vụ là những hướng dẫn viên du lịch:

 Tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng của mình, để có cách hướngdẫn phù hợp.  Phải chuẩn bị đủ tư liệu cần thiết về khu vực hay tour du lịch sắp hướng dẫn.  Căn cứ vào sức chịu tải của từng loại khách mà xác định số lượng khách trong một chuyến hướng dẫn cho phù hợp.

 Viết bản thuyết minh tóm tắt, cách trình bày phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Phòng kế toán:

 Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh

doanh phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty.

 Theo dõi, đối chiếu chấm công lương hàng tháng. Quản lý vận hành hệ thống phần mềm, sổ sách kế toán theo quy định, quản lý vật tư sản xuất, làm thủ tục nhập xuất, cấp phát dụng cụ, thống kê định kì hàng hóa – sản phẩm, tài sản khác. 27

 Thực hiện quyết toán tháng, sáu tháng, năm theo đúng tiến độ và phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để hạch toán lỗ lãi cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh.

 Có quyền tham mưu, đề xuất với ban lãnh đạo Công ty về việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ, các khoản thu, chi theo quy định của bộ tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố.

Phòng hành chính:

 Cũng như các phòng hành chính trong các công ty khác phòng hành chính của Chi nhánh chịu trách nhiệm trong việc nhận sắp xếp kiểm tra, lưu trữ các tài liệu và thực hiện việc báo cáo trực tiếp với giám đốc về tình hình nhân sự.

 Với chiến lược "xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp" thì việc xây dựng hệ thống nhân sự luôn chiếm nhiều sự quan tâm của công ty. Công ty thường

xuyên tổ chức các khóa huấn luyện nội bộ, thỉnh giảng hoặc đăng ký các khóa đào tạo bên ngoài cho nhân viên luôn tìm kiếm những ứng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, có hoài bão phát triển công việc ở mọi vị trí. Ứng viên được trả lương xứng đáng theo năng lực và khả năng đóng góp.

2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Khi đặt mua các sản phẩm tour của công ty du lịch Ấn Tượng Châu Á, các bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm và hài lòng về mọi mặt vì du lịch Ấn Tượng Châu Á luôn cung cấp cho các bạn những điều mà bạn mong muốn và quan tâm:

 Bán đúng giá cả: Bạn sẽ được bảo đảm về giá và tuyệt đối không bao giờ trả tiền quá cao cho một dịch vụ quá thấp.

 Đúng chất lượng: Bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng tour bằng hợp đồng có ghi rõ chi tiết các dịch vụ về chất lượng khách sạn, mức ăn, chủng loại xe,... như đã chào hàng.

 Giá cả cạnh tranh: Đối với các tour đi ghép theo đoàn bạn sẽ được mua tour lẻ với giá dành cho tour đoàn. Giá luôn thấp hơn là bạn tự tổ chức tour.

 Thái độ phục vụ: Các bạn sẽ được du lịch Ấn Tượng Châu Á phục vụ theo đúng phương châm khách hàng là thượng đế.

 Dịch vụ đa dạng và linh hoạt: Công ty không chỉ bán tour mà còn cung cấp các dịch vụ có liên quan đến du lịch, quý khách có thểsử dụng dịch vụ cho thuê xe ôtô, dịch vụ đặt phòng khách sạn trong và ngoài nước hoặc cũng như dịch vụ mua vé máy bay,... với mức phí dịch vụ hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ. 28

2.1.5. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạt động của công ty

Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế Thu thập thông tin

chương trình du lịch

Quảng cáo và tổ chức bán Sơ đồ hóa tuyến

chương trình Tổ chức thực hiên chương trình du lịch Định giá theo hợp đồng đã ký kết chương trình

Thanh quyết toán hợp đồng đã ký kết Viết thuyết minh

chương trình

(Nguồn: Phòng Cung cấp dịch vụ)

Quy trình cụ thể từng bước trong quy trình chung:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch.

Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành để tổ chức sản xuất các chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng mà công ty lựa chọn. Việc tổ chức sản xuất các chương trình du lịch phải tuân thủ theo quy trình bao gồm bốn bước sau:

Thứ nhất, thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin có liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi.

Thứ hai, sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các

tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ.

Thứ ba, định giá chương trình du lịch căn cứ vào tổng chi phí chương trình du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý, hướng dẫn viên) 29

và các chi phí biến đổi khác(ăn, ngủ, bảo hiểm, tham quan…) và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp.

Thứ tư, viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi chương trình du lịch thì phải có một bản thuyết minh.

Bước 2 : Quảng cáo và tổ chức bán.

Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương trình du lịch các công ty cần tiến hành quảng cáo và chào bán .Chương trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu, khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua. Do đó quảng cáo có một vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụng bao gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,.. Công ty tổ chức bán chương trình du lịch của mình thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Bán trực tiếp nghĩa là các công ty lữ hành trực tiếp bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng. Công ty quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng. Bán gián tiếp tức là công ty lữ hành uỷ quyền tiêu thụ các chương trình du lịch của mình cho các đại lý du lịch. Công ty quan hệ với các đại lý du lịch thông qua các hợp đồng uỷ thác.

Bước 3: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: Tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, làm các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại. Để tổ chức thực hiện các chương trình du lịch công ty cần có những chuẩn bị nhất định về: Hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Hướng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch với các đối tác dịch vụ trong việc cung cấp dịch vụ theo đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình du lịch đã ký kết (giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến đi, sử lý kịp thời các tình huống phát sinh...) cung cấp các thông tin cần thiết cho khách về phong tục tập quán, nơi đến, mạng lưới giao thông các dịch vụ vui chơi giải trí ngoài chương trình. Giám sát các dịch vụ cung cấp và báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong chương trình du lịch để xin ý kiến cấp quản lý có thẩm quyền giải quyết.

Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng.

Sau khi chương trình du lịch đã kết thúc, công ty lữ hành cần làm thủ tục

thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề 30

phát sinh còn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng. Khi tiến hành quyết toán tài chính doanh nghiệp thường bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho người dẫn đoàn trước chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp. Trước khi quyết toán tài chính người dẫn đoàn phải báo cáo tài chính với các nhà quản trị điều hành khi được các nhà quản trị chấp thuận. Sau đó sẽ chuyển qua bộ phận kế toán của Công ty để thanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyên môn. Sau khi thực hiện chương trình du lịch xong, công ty lữ hành sẽ lập những mẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng ưa thích và không ưa thích về chuyến đi để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương trình du lịch tiếp theo.

2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Du lịch ấn tượng Á Châu

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn

Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán các

năm 2010, 2011, 2012 ta sẽ thấy được sự biến động tài sản ngắn hạn (vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác), tài sản dài hạn (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình). Từ đó, đánh giá khái quát tình hình

tài sản tại công ty.

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản

a) Cơ cấu tài sản

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu tài sản

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)

Căn cứ vào biểu đồ 2.1 cơ cấu tài sản, qua các năm 2010, 2011 và 2012 ta

nhận thấy rằng công ty chủ yếu đầu tư vào TSNH. TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty nhưng biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011, TSNH chiếm 56,29% giảm 0,44% so với năm 2010, tuy nhiên sang đến năm 2012, tỷ trọng 31

TSNH tăng 5,44% so với năm 2011. Ngược lại TSDH chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng TS so với TSNH, và cũng có biến động qua các năm. Năm 2011, TSDHtăng so với năm 2010 là 0,44%, nhưng đến năm 2012 thì giảm xuống 5,44%. Cơ cấu TS như vậy là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ du lịch nên chủ yếu đầu tư vào các TSNH.

b) Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn

Nhìn vào phụ lục 1, ta thấy năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty có

bướcchuyển biến lớn nên tài sản ngắn hạn tăng 262.233.033 đồng, tỉ lệ tăng 9,83% so với năm 2010, với giá trị tài sản lưu động tăng lên như vậy có thể giúp công ty điều chuyển vốn kịp thời khi cần thiết hoặc có thể dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty. Sang năm 2012, tài sản ngắn hạn tăng nhẹ lên 93.159.810 đồng, tỉ lệ tăng 3,18 % so với năm 2011. Qua đó chúng ta có thể thấy công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh và khả năng thanh toán của công ty được nâng cao. Để đánh giá chính xác tình hình tài sản lưu động của công ty, ta sẽ đi phân tích sự biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tại

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh du lịch ấn tượng á châu (Trang 30 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w