CÁC “KỊCH BẢN” CPFR:

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WAL MART (Trang 27 - 32)

Mô hình CPFR tham khảo này được thiết kế để phù hợp với hầu hết các mô hình chuỗi phân phối trong tương lai. Bất kì một chương trình nào của mô hình CPFR cũng phải có sự thay đổi nào đó để tương thích với những nhu cầu đặc trưng trong các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh. Trong những bước tiếp cận đã được đề cập ở trên, có 4 chuỗi dự kiến nổi trội trong việc triển khai mô hình CPFR. Để hỗ trợ tốt hơn cho các công ty trong việc nhìn nhận, dự tính việc triển khai CPFR hoặc phối hợp với các đối tác trong mô hình CPFR này thì những hướng dẫn này của mô hình CPFR cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho các bước đặc trưng của chuỗi.

Bảng 2 là bảng tóm tắt bốn chuỗi đặc trưng chuẩn bởi cách thức phân phối và tính khả thi trong việc áp dụng vào việc phân loại hàng hóa. Cũng như những phân khúc trong ngành công nghiệp đã ứng dụng các chuỗi này.

Phân khúc chuỗi

Khả năng ứng dụng Ngành công nghiệp tiêu biểu

Cộng tác bán lẻ

Đẩy mạnh khuyến mại cho các kênh phân phối và danh mục hàng hóa

Tất cả trừ EDLP

Cộng tác lấp đầy các trung tâm phân phối

Hoạt động bán lẻ từ các trung tâm phân phối - Chuỗi cung ứng thuốc - Cửa hàng tạp hóa - Cung ứng công nghệ phần cứng Cộng tác lấp đầy các cửa hàng

- Phân phối trực tiếp cho các cửa hàng

- Phân phối bán lẻ từ các trung tâm phân phối đến các cửa hàng bán lẻ

- Cửa hàng thuộc câu lạc bộ - Mass merchant Cộng tác lập kế hoạch phân loại hàng hóa - Hàng may mặc và hàng hóa theo mùa

- Trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ đặc biệt Phần tiếp theo sẽ mô tả những chuỗi này chi tiết hơn. Những chuỗi này không phải được thiết kế để dành riêng mà các đối tác thương mại có thể tự do kết hợp các bước của các chuỗi nếu thích hợp.

3.1 Sự cộng tác trong các sự kiện bán lẻ:

Trong các môi trường bán lẻ, hoạt động chiêu thị và những sự kiện bán lẻ khác đã gây nên sự thay đổi đột biến trong nhu cầu của khách hàng, kết quả là,

hàng hóa dự trữ không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường và dẫn tới những chi phí logistics không dự trù trước. Do đó, những nhà bán lẻ ngày càng cố gắng đẩy mạnh sự hợp của họ vào những sự kiện bán lẻ, nơi mà họ có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất.

Kịch bản về hợp tác tổ chức các sự kiện bán lẻ trong mô hình CPFR cung cấp một bước tiếp cận chuẩn trong ngành công nghiệp bán lẻ cho quá trình thực hiện này. Các đối tác kinh doanh cùng nhau phát triển một chiến lược hợp tác và kế hoạch chung cho các đợt khuyến mãi, chủ yếu là lập kế hoạch hàng năm và hàng quý. Sau đó họ làm việc cùng nhau để xác định tầm ảnh hưởng của các sự kiện đã được lên kế hoạch đối với nhu cầu của người tiêu dùng và việc phân phối hàng bán lẻ. Khi các sự kiện này diễn ra, các bên tiếp nhận các đơn đặt hàng và triển khai phân phối. Sau đó, những sự kiện này được triển khai ở cấp các cửa hàng. Cứ như vậy, các phát sinh chưa lường trước mà liên quan tới việc hoạch định sự kiện hay việc triển khai các sự kiện này có thể được phát hiện và giải quyết. Qui trình kết thúc bằng việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các sự kiện.

3.2 Cộng tác lấp đầy DC:

Phối hợp lấp đầy các DC là một phần trong qui trình CPFR, hỗ trợ cho các chương trình bơm hàng liên tục, chẳng hạn như đồng quản lý tồn kho hay quản lý tồn kho của nhà cung cấp. Những chương trình lấp đầy truyền thống có đặc trưng phải tính toán những nhu cầu đặt hàng theo khung thời gian định sẵn để hàng hóa từ nhà sản xuất đến cửa hàng các nhà bán lẻ (lead time horizon). Một đối tác kinh doanh riêng lẻ phải quản lý toàn bộ qui trình.Trái lại, việc cộng tác lấp đầy các DC đưa ra một cam kết về qui trình thực hiện các đơn đặt hàng chung tại nhiều cấp độ thay vì thực hiện theo một khung thời gian riêng của từng đối tác. Việc cộng tác này còn tạo điều kiện cho các nhà sản xuất sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong khi cho phép các nhà bán lẻ tối thiểu hóa lượng hàng tồn kho và nguy cơ hết hàng để bán. Các bên thường phối hợp với nhau đưa ra việc dự báo lượng hàng rút ra khỏi DC và lượng hàng bơm vào DC từ các nhà sản xuất, hoặc cả hai. Kết quả của sự cộng

tác này là một đơn đặt hàng hay là một chuỗi các đơn đặt hàng cho một khoảng thời gian nhất định. Người mua và người bán hỗ trợ cho việc tạo nên những đơn đặt hàng thông qua việc mua và mua tiếp và việc tổ chức kế hoạch sản xuất - cung ứng hàng hóa phù hợp theo nhu cầu thị trường.

Cộng tác lấp đầy hàng hóa tại các trung tâm phân phối mở rộng quá trình bổ sung hàng hoá tại các trung tâm phân phối của người mua và các kho thành phẩm của người bán để tối ưu mọi khâu trong chuỗi cung ứng – đi từ các kệ hàng tại cửa hàng đến nguyên liệu thô. Những lợi ích mà việc cộng tác lấp đầy hàng hoá bao gồm :

• Cải thiện việc dự trù chính xác lượng hàng hoá cần bổ sung • Giảm lượng hàng hoá thiếu hụt do dự trữ không đủ

• Giảm lượng hàng hóa dư thừa do dự trữ quá nhiều • Sản xuất hàng hoá theo đủ nhu cầu thị trường

Việc cộng tác lấp đầy hàng hoá tại các trung tâm phân phối cũng hướng đến việc tăng tính hiệu quả của dòng chảy hàng hoá giữa các đối tác thương mại, đặc biệt đối với các chuỗi cung ứng có vòng quay dài của những loại hàng hoá nặng, cồng kềnh hay những chuỗi phải sử dụng đến các phương thức vận tải đa phương thức. Những lợi ích dòng chảy sản phẩm bao gồm việc tối ưu hoá lượng đặt hàng mà có thể tinh giản được chi phí ở các khâu xếp, dỡ hàng hoá.

3.3 Cộng tác lấp đầy hàng hoá tại các cửa hàng.

Cũng như cộng tác lấp đầy hàng hóa tại trung tâm phân phối, những chương trình cộng tác lấp đầy hàng hoá tại các cửa hàng theo lối truyền thống là chúng được thực hiện cách riêng lẻ theo kế hoạch cũng như thời gian của từng đối tác riêng lẻ. Nhiều nhà bán lẻ hiện nay đang chuyển phần việc cung ứng hàng hoá cho kho ở mức vừa đủ nhu cầu sang cho việc hợp tác chia sẻ thông tin cho các đối tác để các đối tác biết mức hàng cần dữ trữ cửa hàng là bao nhiêu tại thời điểm hiện tại. Sự hợp tác bổ sung hàng hoá tại các cửa hàng thúc đẩy sự thấu hiểu lẫn nhau giữa các nhà bán lẻ và nhà sản xuất trong việc tối ưu hoá kế hoạch bổ sung hàng hoá. Những đối tác thương mại điển hình cộng tác dựa trên việc dự báo những điểm bán hàng (POS forecasts – point of sales

forecasts). những điểm hợp tác khác ảnh hưởng đến việc bổ sung hàng hoá bao gồm :

• Sắp xếp hàng hoá trong kho theo phân nhóm hàng hóa • Những tham số bổ sung hàng hoá

• Trưng bày cửa hàng

• Việc tối ưu hoá trong phân loại hàng hóa

Đầu ra của việc hợp tác lấp đầy hàng hóa đến các cửa hàng là một đơn đặt hàng hay một loạt đơn đặt hàng được giao cho nhà sản xuất phải sản xuất trong khung thời gian đặt ra. người mua và người bán hỗ trợ việc tạo nên các đơn đặt hàng này thông qua kế hoạch bổ sung hàng hoá / việc mua và mua tiếp hàng của cả hai bên và tổ chức những kế hoạch cung cấp hàng hoá tương ứng. Sự hợp tác giữa các cửa hàng được tập trung vào sự kết nối gần gũi nhất với khách hàng và chính vì thế có tác động trực tiếp đến khả năng có sẵn hàng trên kệ. Những lợi ích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được cho là do sự hợp tác trong việc bổ sung dự trữ giữa các cửa hàng bao gồm việc theo dõi tốt hơn về lượng hàng hóa đã được tiêu thụ, cải thiện tính chính xác trong công táclấp đầy hàng, cải thiện vấn đề hàng dự trữ, giảm hiện tượng tồn kho quá mức, và cải thiện trong việc điều hành các hoạt động chiêu thị. Các bên có được một cái nhìn trực tiếp về phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm mới, thực trạng phân phối hàng trên kệ và lượng hàng khuyến mãi được tiêu thụ như thế nào. Những nhà sản xuất và những nhà cung ứng ngược ứng dụng những thông tin này trong suốt chuỗi cung ứng nhằm đạt được sự cải thiện trong công việc điều hành.

3.4 Hoạch định cộng tác phân loại

Một số ngành công nghiệp, như quần áo thời trang và phụ kiện kèm theo, phụ thuộc vào nhu cầu theo mùa. Kết quả là, việc lập kế hoạch chung trong phân khúc thị trường này cơ bản có một cái nhìn về một thời vụ trong năm và được thể hiện vào các khoảng thời gian theo mùa trong năm.

Bản chất của ngành thời trang và những hàng hoá có vòng đời ngắn khác đã nói lên rằng có những dữ liệu riêng lẻ trong quá khứ để sử dụng trong qui trình hoạch định. Vì thế, có sự phụ thuộc lớn vào cách hiểu chung ( cách hiểu có sự hợp tác) của những xu hướng trong ngành công nghiệp này, thị hiếu của khách hàng và hàng loạt các điều kiện kinh tế vĩ mô.

Hoạch định hợp tác việc phân loại hàng hóa là một quá trình cho phép các nhà bán lẻ và những nhà cung ứng hợp tác tốt hơn những quyết định kinh doanh của họ nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho cả hai bên. Những đối tác cùng phát triển một kế hoạch phân loại , trong kế hoạch này bao gồm danh mục hàng hóa và những mô hình tài chính. Kết quả của quá trình hợp tác này chính là một đơn mua hàng dự kiến, trên đơn đặt hàng đó thể hiện chi tiết hàng hóa về loại, màu sắc, kích cỡ… cho mỗi thời điểm giao hàng . Những đơn hàng được thông báo trước thông qua một hệ thống thông tin điện tử tại thị trường nơi sản phẩm mẫu được đưa ra và xem xét bởi nhà sản xuất và nhà bán lẻ, thông qua đó, hợp đồng được kí kết.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WAL MART (Trang 27 - 32)