Kết quả lây bệnh nhân tạo

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, xác định nấm gây bệnh loét trên cây Thanh long”. (Trang 42 - 45)

Lây bệnh là một phần không thể thiếu trong việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch. Vì vậy, sau khi tiến hành phân lập tác nhân gây bệnh trên môi trường và kiểm tra mật độ bào tử, chúng tôi đã kiểm chứng lại tác nhân bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo cho các cây Thanh long trồng ngoài nhà lưới từ 1 - 2 tháng.

Chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp lây sát thương (châm kim) và không sát thương bằng cách cho sợi nấm cấy trên môi trường PDA tiếp xúc trực tiếp với cây khỏe. phun bào tử hoặc nhỏ trực tiếp bào tử vào cây ký chủ.

Bảng 4.9 Kết quả lây nhiễm bệnh loét lên cây Thanh long khỏe trồng trong nhà lưới.

Công thức

Sát thương (châm kim) Không sát thương Số cây lây Số cây nhiễm Tỷ lệ bệnh (%) Số cây lây Số cây nhiễm Tỷ lệ bệnh (%) CT1 3 0 0 3 0 0 CT2 6 6 100 6 4 66.67 CT3 6 3 50 6 0 0 CT4 3 3 100 3 0 0

Ghi chú: CT1 (Công thức 1): Đối chứng phun nước cất. CT2 (Công thức 2): Lây bằng sợi nấm.

CT3 (Công thức 3): Lây bằng cách phun bào tử.

CT4 (Công thức 4): Lây bằng cách nhỏ trực tiếp bào tử.

Từ bảng 4.9 cho thấy nấm N. dimidiatum gây hại mạnh trong điều kiện sát thương. Đối với công thức đối chứng phun nước cất không hình thành bất kỳ triệu chứng gây hại nào. Đối với đoạn thân không tạo vết thương: Ở công thức 2 (lây bằng sợi nấm) triệu chứng vết nâu đỏ, lồi giống với triệu chứng vết nâu đỏ thu được ngoài đồng ruộng hình thành sau 2 tháng lây nhiễm. Đối với công thức 3, 4 (lây bằng bào tử) sau 34 - 55 ngày vẫn chưa xuất hiện triệu chứng. Điều này chứng tỏ khi không có vết thương nấm xâm nhập vào cây chậm. Đối với phương pháp lây tạo vết thương (châm kim): Ở công thức 2 (lây bằng sợi nấm) 3, 4 (lây bằng bào tử) sau 2 ngày bắt đầu xuất hiện quầng vàng đậm, sau 1 tuần bắt đầu xuất hiện triệu chứng loét rộng, trên vết bệnh có chấm đen, sau đó vết bệnh lan dần và thối giống với triệu chứng loét to thu được ngoài đồng ruộng.

Sau khi lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới chúng tôi đã tiến hành tái phân lập tác nhân gây bệnh từ các mẫu đã lây. Kết quả đều ghi nhận giống với các triệu chứng thu được ngoài đồng ruộng và đều có các đặc điểm giống với nấm

N. dimidiatum (100%) chủng mẫu). Như vậy, từ kết quả khảo sát đặc điểm hình

thái, kết quả giải trình tự gene và kết quả kiểm chứng theo quy tắc Kock cho thấy nấm Neoscytalidium dimidiatum chính là tác nhân gây bệnh loét trên cây Thanh long. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả ghi nhận tác nhân gây

bệnh loét (canker) trên Thanh long ở Đài Loan (Chuang và ctv., 2013), (Lan và ctv, 2012), Israel (Ezra và ctv., 2013) và Malaysia (Mohd và ctv., 2013). N.

dimidiatum được xem là tác nhân gây bệnh cơ hội và thông thường bệnh xuất

hiện có liên quan đến stress hoặc qua vết thương của cây ký chủ (Slippers và ctv., 2004). Ngoài ra, N. dimidiatum cũng được ghi nhận là nấm có khả năng ký sinh hoặc nấm gây bệnh tiềm ẩn như theo báo cáo của Von Arx (1987) dựa trên trường hợp nghiên cứu của cây xoài (Mangifera indica) bị nấm N. dimidiatum tấn công nhưng không biểu hiện triệu chứng và chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi thì bệnh mới biểu hiện triệu chứng trên cây.

Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm N. dimidiatum lên các cây Thanh long khỏe được minh họa các ảnh 4.13 - 4.16.

Hình 4.15 (b) Vết loét to Hình 4.16 Vết đốm trắng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, xác định nấm gây bệnh loét trên cây Thanh long”. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w