4.1. Kết quả thu thập mẫu bệnh loét hại Thanh long
Thanh long là cây ăn quả nhiệt đới, thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn tốt. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa cao ở Việt Nam những năm gần đây cây Thanh long đã bị gây hại nghiêm trọng bởi bệnh loét. Bệnh gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến diện tích trồng và năng suất của Thanh long.
Trên ruộng Thanh long, bệnh hại trên thân và quả. Trên quả, vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ màu trắng, vết lõm thấp hơn so với bề mặt quả, sau 7 - 10 ngày những đốm trắng lõm xuống tạo thành mảng, vết bệnh có màu vàng cam và phát triển nhô lên nếu bị nặng gây thối, quả nhũn. Trên thân, có nhiều triệu chứng khác nhau như vết loét to và có nhiều chấm đen trên bề mặt vết bệnh, vết trắng nhỏ lõm và vết nâu đỏ lồi.
Bệnh thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 20 - 35oC. Bệnh hại thân và quả làm cây sinh trưởng, phát triển kém, giảm năng suất chất lượng quả.
Việc thu mẫu bệnh là một bước đầu có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu trong bảo vệ thực vật, từ đó cơ sở xây dựng phương pháp phòng trừ hiệu quả giúp tăng năng suất và chất lượng. Vì vậy với sự giúp đỡ của anh Lê Quang Khải chúng tôi đã tiến hành thu thập các mẫu bệnh loét tại các vườn Thanh long ở các tỉnh Bình Thuận, Long An. Kết quả thu mẫu bệnh tại một số vườn Thanh long được trình bày ở bảng 4.1.
Qua kết quả thu mẫu được trình bày trên bảng 4.1, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
+ Bệnh loét gây hại phổ biến trên các vườn Thanh long tại một số vùng trồng Thanh long như Bình Thuận (Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc) và một số tỉnh khác như Long An và Tiền Giang. Qua theo dõi, tỷ lệ bệnh tại các địa điểm thu mẫu khoảng 70 - 80%.
Bảng 4.1 Kết quả thu thập mẫu bệnh loét hại Thanh long năm 2014 tại một số vườn Thanh long phía Nam.
Địa điểm Giống Số mẫu thu Đặc điểm triệu chứng Mức độ
Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Ruột
trắng 10
- Vết màu nâu (màu gỉ sắt) nhỏ, lồi.
- Vết màu trắng, nhỏ, lõm. - Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
+++ Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Ruột đỏ
10 - Vết màu nâu (màu gỉ sắt) nhỏ như kim châm.
- Vết màu nâu (màu gỉ sắt) nhỏ, lồi, có quầng vàng xung quanh.
- Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các
theo đường đồng tâm. Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Ruột đỏ 10
- Vết màu nâu (màu gỉ sắt) nhỏ, lồi, có quầng vàng xung quanh.
- Vết màu nâu nhỏ, lồi, trên có chấm tròn nhỏ màu đen.
- Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
+++ Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận Ruột trắng 10
- Vết màu nâu nhỏ, lồi, trên có chấm tròn nhỏ màu đen.
- Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
+++ Hàm Thuận Nam, Bình Thuận Ruột trắng 10
- Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
+++
Ruột
đỏ 10
- Vết màu nâu (màu gỉ sắt) nhỏ, lồi.
- Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
+++
Long An
Ruột
đỏ 10
- Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
+++
trắng
trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen xếp theo đường đồng tâm.
- Vết màu xám nhỏ, lồi.
- Vết màu nâu nhỏ, lồi, trên có chấm tròn nhỏ màu đen.
Ghi chú: +++: Bệnh phổ biến (TLB > 25%).
+ Triệu chứng của bệnh loét trên thân Thanh long chủ yếu là: vết màu trắng, nhỏ, lõm. Vết màu nâu đỏ, lồi, có hoặc không có chấm đen bên trên. Vết loét loang to, khô, màu trắng xám, trên bề mặt có các chấm tròn nhỏ màu đen (quả cành) xếp theo đường đồng tâm. Chúng tôi nhận định các triệu chứng trên có thể đều do cùng nguyên nhân gây bệnh, nhưng có thể do điều kiện thời tiết khác nhau (mùa khô, mùa mưa) nên dẫn đến hình thành các triệu chứng không giống nhau. Quan sát trên bề mặt vết bệnh thấy các chấm đen đó là quả cành của nấm gây bệnh, có lỗ mở nhỏ, hình cầu, màu đậm.
Hình 4.1(a) Vết loét to, trên bề mặt có các quả canh màu đen, đậm
Hình 4.1(b) Vết bệnh màu trắng, sau chuyển thành vết nâu nhỏ và lồi
Hình 4.1(c) Vết nâu nhỏ, lồi, trên có các chấm đen (quả cành)
Hình 4.1(d) Vết loét trên quả