Nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI và điều chỉnh cơ cấu FDI thông qua tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đề tài mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở việt nam sau thời kỳ đổi mới (Trang 30 - 32)

thông qua tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu

Theo như đánh giá ở chương hai, chúng ta đã thấy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có khả năng tác động đến dòng FDI vào, do đó, muốn tác động tích cực hơn đến dòng FDI, nhà nước có thể tác động một cách gián tiếp thông qua điểu chỉnh các chính sách về quản lý xuất nhập khẩu cũng như mở rộng và cải thiện phạm vi thương mại và quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới. Sau đây là những giải pháp tác động tích cực đến FDI thông qua điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến dòng FDI vào.

• Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu

• Đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định về thương mại song phương, đa phương, các hiệp định thuế quan nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước.

• Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu, nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đưa hàng hóa ra vào Việt Nam thuận tiện, nhanh chóng và với chi phí thấp hơn

• Sử dụng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu hợp lý hơn để tác động đến cơ cấu FDI.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới và cải cách kinh tế, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể về thu hút FDI cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu và chúng ta thừa nhận những đóng góp lớn của hai hoạt động này đến thúc đẩy tăng trưởng cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Càng mở cửa hội nhập quốc tế, Việt Nam càng chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế thế giới, do đó vai trò của FDI và hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam cũng trở nên quan trọng hơn. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong khóa

luận này cho thấy khả năng tác động qua lại giữa hai nhân tố. Những đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu cho phát triển kinh tế ở Việt Nam có thể được phát huy tích cực hơn hoặc cũng có thể bị hạn chế do các tác động của dòng FDI đến kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu. Sở dĩ FDI có thể tạo ra những tác động kể trên đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đều dựa trên vai trò bổ sung vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất xuất khẩu; hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý; mạng lưới thị trường của các MNC và TNC.

Ngược lại, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có thể chi phối năng lực thu hút FDI, cơ cấu ngành và cả cơ cấu chủ đầu tư FDI vào Việt Nam, chủ yếu thông qua các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại của Việt Nam. Trong thời gian tới, nền kinh tế thế giới và trong nước sẽ còn nhiều biến động, mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Để giữ vững đà tăng trưởng và nắm bắt các vận hội thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam bên cạnh việc đưa ra định hướng và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI, cần lưu ý đến mối quan hệ tương tác giữa hai hoạt động này. Dựa trên việc nghiên cứu tình hình tác động cụ thể của từng thời kì mà bổ sung các biện pháp phát huy tối đa tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực giữa chúng. Làm được như vậy, chúng ta mới có thể phát huy tối đa năng lực phát triển và tận dụng tối đa sự đóng góp của FDI cũng như hoạt động xuất nhập khẩu cho sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam một cách trọn vẹn nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở việt nam sau thời kỳ đổi mới (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w