LỘ TRINH PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Đề tài mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở việt nam sau thời kỳ đổi mới (Trang 28 - 29)

Trong văn bản cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người trong nước kể từ khi gia nhập. Nghị định 23/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 12/02/2007 chính là bước cụ thể hoá cam kết này.

Nghị định 23 “quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” là một trong hai nghị định Việt Nam phải ban hành trong vòng 30 ngày sau khi ký Nghị định thư gia nhập WTO.

Trước đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép trực tiếp nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hoá cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Nay với Nghị định 23 này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp mọi hàng hoá (trừ năm nhóm hàng hoá dành riêng cho doanh nghiệp thương mại nhà nước gồm xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau thời gian chuyển đổi)

Tuy nhiên, quyền xuất nhập khẩu trực tiếp này không đồng nghĩa với quyền phân phối hàng hoá. Doanh nghiệp được cấp phép sẽ có quyền xuất nhập khẩu để bán sản phẩm nhập khẩu cho cá nhân hay doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam. Cụ thể, điều 3 của nghị định giải thích: “Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu” và “Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam”.

Năm 2007, quyền phân phối (bao gồm: đại lý mua bán hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại) được đầu tư theo hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ.

Kể từ ngày 1/1/2008 sẽ không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Đến 1/1/2009, các doanh nghiệp FDI sẽ được trao toàn quyền lập doanh nghiệp phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

Bộ Thương mại cũng quy định: doanh nghiệp FDI không được xuất khẩu dầu thô (đến 1/1/2011 sẽ được xuất khẩu lúa gạo), không được quyền nhập khẩu thuốc lá, xì gà, xăng, dầu hỏa, diesel, báo - tạp chí, băng đĩa, phương tiệân bay (trực thăng, máy bay, tàu vũ trụ…).

Từ 1/1/2009, doanh nghiệp nước ngoài sẽ được nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, phim điện ảnh, các loại lịch, bưu thiếp và tem thư….

Theo Nghị định 23, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP

Dựa trên mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu được rút ra ở chương II Các giải pháp sau đây được đưa ra theo hai hướng: thứ nhất là thông qua tác động đến FDI để cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu; thứ hai là tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu để tăng cường thu hút FDI vào Vệt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở việt nam sau thời kỳ đổi mới (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w