Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu Phân tích các loại rủi ro tài chính (Trang 37 - 64)

5. Phân tích thái độ đối với rủi ro tỷ giá

5.4.2. Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Một khi đã quyết định ngên ngừa rủi ro tỷ giá, tiếp theo nhà quản lý cần ra quyết định ngừa rủi ro bằng giải pháp nào. Nhìn chung quyết định giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá là quyết định lựa chọn sử dụng một trong những giải pháp sau đây:

1. Hợp đồng kỳ hạn 2. Hợp đồng hoán đổi

3. Hợp đồng giao sau (tương lai) 4. Hợp đồng quyền chọn

5. Sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ. 6. Sử dụng các giải pháp khác

Tình huống:

Vào ngày xxx, công ty xuất khẩu ABC ký một hợp đồng xuất khẩu trị giá 1.000.000 USD, thời hạn thanh toán sau 3 tháng. Biết tỷ giá giao ngay USD/VND = 21.036, lãi suất tiền gửi và cho vay của USD: 3% - 4%/năm; VND: 12% - 14%/năm.

Hãy nhận dạng rủi ro tỷ giá và đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với công ty ABC

Nhận dạng rủi ro

Trong tình huống trên, do chưa biết được tỷ giá giao ngay USD/VND khi hợp đồng đến thời hạn thanh toán nên công ty đứng trước rủi ro nếu USD giảm giá so với VND ở thời điểm thanh toán. Sự giảm giá này của USD có thể gây ra cho công ty ABC tổn thất giao dịch bằng trị giá hợp đồng nhân cho chênh lệch tỷ giá giữa hai thời điểm thanh toán và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm thanh toán USD không giảm mà lên giá so với VND thì công ty có lợi. Do đó công ty ABC phải lựa chọn: (1) chủ động phòng ngừa rủi ro ngoại hối nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch, (2) thụ động chờ đến khi hợp đồng đến hạn, nhận USD và bán theo tỷ giá giao ngay ở thời điểm đáo hạn.

Nếu chủ động phòng ngừa, công ty có thể sử dụng các giải pháp như sử dụng hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau, thị trường tiền tệ. Các giải pháp đó sẽ được trình bày sau đây.

5.4.2.1 Sử dụng hợp đồng kì hạn

Sử dụng hợp đồng kì hạn, công ty ABC sẽ lần lượt thực hiện các giao dịch ở hai thời điểm kí kết và đến hạn hợp đồng.

Ở thời điểm kí kết (hiện tại) công ty bán 1.000.000 USD cho ngân hàng theo kì hạn hợp đồng 3 tháng với tỷ giá mua kì hạn được xác định

Fm USD/VND = 21.036 + 21.036 * (12 – 4) * 90/36000 = 21.457

Lưu ý ở thời điểm này chưa có chuyển giao ngoại tệ giữa hai bên, nhưng với tỷ giá biết trước và cố định FmUSD/VND = 21.457 công ty ABC biết chắc sẽ nhận được số tiền xuất khẩu là 1.000.000 * 21.457 = 21.457 triệu VND bất chấp tỷ giá giao ngay USD/VND lức hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.

Ở thời điểm đáo hạn (3 tháng sau): công ty nhận 1.000.000 USD từ hợp đồng xuất khẩu; đồng thời chuyển giao 1.000.000 USD cho ngân hàng theo hợp đồng bán ngoại tệ kì hạn. Công ty nhận được từ ngân hàng số tiền 21.457 triệu VND. Như vậy, qua hợp đồng kì hạn công ty ABC đã loại trừ được rủi ro tỷ giá.

Nhận xét ưu điểm, nhược điểm

Việc sử dụng hợp đồng kì hạn để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch đối với công ty xuất khẩu trên có ưu điểm là rất hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng và dễ thương lượng hợp đồng với các ngân hàng thương mại. Nhưng giải pháp này có 2 nhược điểm là:

Thứ nhất, chỉ áp dụng được trong trường hợp hai bên tham gia hợp đồng không có nhu cầu chuyển giao ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận kí hợp đồng.

Thứ hai, khách hàng có thể bị thiệt nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kì hạn.

Khách hàng nên lựa chọn hợp đồng kì hạn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là khách hàng không có nhu cầu chuyển giao ngoại tệ ở thời điểm giao dịch. Đồng thời, khách hàng sẵn sàng chấp nhận thiệt hại nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kì hạn và đổi lại nhận được sự yên tâm do đã đã loại trừ được rủi ro và tổn thất ngoại hối. Số tiền thiệt hại này, nếu có, như là chi phí mua bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá.

5.4.2.2 Sử dụng hợp đồng hoán đổi

Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng tương tự như là sử dụng hợp đồng kì hạn. Điểm khác biệt là hợp đồng hoán đổi nên được sử dụng thay vì sử dụng hợp đồng kì hạn khi khách hàng vừa có nhu cầu mua ngay ở thời điểm hiện tại, vừa có nhu cầu bán kì hạn cùng số lượng ngoại tệ ấy ở thời điểm đáo hạn.

Giả sử công ty ABC cần mua giao ngay 1.000.000 USD ở thời điểm hiện tại đồng thời cần bán kì hạn 1.000.000 USD ở thời điểm tương lai 3 tháng. Các giao dịch cụ thể như sau:

Ở thời điểm hiện tại: công ty ABC mua giao ngay 1.000.000 USD theo tỷ giá bán USD/VND = 21.036. Do đó công ty phải chi ra cho ngân hàng 21.036 triệu USD. Đối ứng lại, ngân hàng bán giao ngay cho công ty 1.000.000 USD và nhận được 21.036 USD từ công ty.

Đồng thời công ty ABC bán kì hạn 1.000.000 USD cho ngân hàng theo tỷ giá mua kì hạn 3 tháng Fm USD/VND = 21.457

Ở thời điểm đáo hạn: công ty nhận được 1.000.000 USD từ hợp đồng xuất khẩu đến hạn do nhà nhập khẩu chi trả. Công ty chuyển giao 1.000.000 USD cho ngân hàng theo hợp đồng bán ngoại tệ kì hạn và nhận được 21.457 triệu USD. Đối ứng lại, ngân hàng nhận 1.000.000 USD từ công ty ABC và chi trả 21.457 triệu VND theo tỷ giá mua kì hạn Fm USD/VND = 21.457, bất chấp tỷ giá giao ngay lúc này là bao nhiêu.

Việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch đối với công ty trên có ưu điểm là rất hiệu quả, dễ sử dụng, dễ thương lượng hợp đồng với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khắc phục được nhược điểm khi khách hàng vừa có nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay và bán ngoại tệ kì hạn của hợp đồng kì hạn. Tuy nhiên giải pháp này vẫn còn nhược điểm, đó là khách hàng có thể bị thiệt nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kì hạn đã thỏa thuận với ngân hàng.

Tư vấn lựa chọn

Từ những phân tích trên, khách hàng nên lựa chọn hợp đồng hoán đổi như là giải pháp phòng ngừa tổn thất giao dịch khi hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là nhà xuất khẩu vừa có nhu cầu mua (bán) giao ngay ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận vừa có nhu cầu bán (mua) ngoại tệ kì hạn ở thời điểm tương lai. Khách hàng sẵn sàng chấp nhận thiệt hại nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kì hạn và đổi lại, nhận được sự yên tâm do đã đã loại trừ được rủi ro và tổn thất ngoại hối.

5.4.2.3 Sử dụng hợp đồng giao sau

Công ty có thể bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau, có trị giá và thời hạn tương đương với trị giá và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu. Khi đó cùng một lúc công ty xuất khẩu nắm giữ hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn sau 3 tháng, (2) hợp đồng giao sau được ghi nhận và thanh toán hàng ngày. Có 2 khả năng có thể xảy ra:

Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì công ty có lãi từ hợp đồng giao sau nhưng bị thiệt hại từ hợp đồng xuất khẩu

Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì công ty có lãi do chênh lệch tỷ giá từ khoản phải thu của hợp đồng xuất khẩu nhưng bị lỗ từ hợp đồng giao sau.

Lấy lãi từ hợp đồng này bù đắp cho lỗ từ hợp đồng kia, kết quả là rủi ro tỷ giá và tổn thất giao dịch được kiểm soát.

Sử dụng hợp đồng giao sau ngoại tệ có ưu điểm là tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá biến động đúng dự đoán. Đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro nếu như tỷ giá biến động ngược dự đoán. Tuy nhiên, giải pháp này có nhược điểm sau:

- Thị trường giao sau chỉ giao dịch những hợp đồng chuẩn hóa về loại ngoại tệ, trị giá hợp đồng và thời hạn hợp đồng nên đôi khi nhà xuất khẩu không thể thương lượng được hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình.

- Giải pháp này chỉ giúp nhà xuất khẩu kiểm soát rủi ro chứ không thể loại trừ rủi ro như trong hợp đồng kì hạn

- Hợp đồng giao sau mang tính chất bắt buộc nên dù muốn hay không công ty xuất khẩu vẫn phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn

Tư vấn lựa chọn

Sử dụng hợp đồng giao sau cho mục đích đầu cơ hơn là phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nếu công ty kì vọng tỷ giá biến động và mong muốn kiếm thêm lợi nhuận tích lũy từ biến động tỷ giá, đồng thời vẫn muốn kiểm soát được tổn thất giao dịch thì có thể sử dụng hợp đồng giao sau.

5.4.2.4 Sử dụng hợp đồng quyền chọn

Công ty có thể mua quyền chọn bán ngoại tệ, có trị giá và thời hạn tương đương với trị giá và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu. Lúc này công ty nắm giữ đồng thời hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau 3 tháng, (2) hợp đồng quyền chọn bán sẽ đáo hạn cùng lúc với hợp đồng xuất khẩu.

Trị giá hợp đồng quyền chọn: 1.000.000 USD Tỷ giá thực hiện E = 21.000

Phí mua quyền: 20 VND/USD. Tổng chi phí mua quyền chọn bằng 20 triệu VND.

Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ

Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 3 tháng Ở thời điểm đáo hạn:

Nếu tỷ giá giao ngay SmUSD/VND < E = 21.000 thì công ty sẽ thực hiện quyền chọn bán. Khi ấy khoản phải thu nội tệ là (21.000 - 20) = 20.980 triệu VNĐ.

Nếu tỷ giá giao ngay SmUSD/VND > E = 21.000 thì công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bán. Công ty sẽ bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Ví dụ Sm = 21.050 thì công ty sẽ được khoản phải thu là (21.050 - 20) = 21.030 triệu VNĐ.

Như vậy dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng xuất khẩu đến hạn là bao nhiêu đi nữa thì giá trị hợp đồng xuất khẩu quy ra VND vẫn nằm ở mức tối thiểu 20.980 triệu VND. Do đó rủi ro tỷ giá được kiểm soát.

Nhận xét ưu, nhược điểm

Sử dụng hợp đồng quyền chọn có ưu điểm là giúp công ty vừa kiểm soát được rủi ro ngoại hối vừa tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá biến động thuận lợi. Tuy nhiên, nhược điểm của hợp đồng quyền chọn là công ty phải bỏ ra chi phí mua quyền chọn, cho dù nó thực hiện hay không.

Tư vấn lựa chọn

Nếu sự biến động tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó so với nội tệ rất khó dự đoán thì công ty nên chọn hợp đồng quyền chọn.

5.4.2.5 Sử dụng thị trường tiền tệ

Muốn sử dụng thị trường tiền tệ để phòng ngừa rủi ro ngoại hối khi có hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, công ty có thể sử dụng các giao dịch vay và gửi ngoại tệ trên thị trường tiền tệ, kết hợp với mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để biết trước giá trị hợp đồng xuất khẩu quy ra nội tệ, bất chấp tỷ giá giao ngay khi hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.

Ở thời điểm hiện tại:

Công ty vay số tiền 1.000.000 USD/ (1 + 4%.3/12) = 990.100 USD

Công ty mang số USD vừa vay trên bán trên thị trường giao ngay theo tỷ giá mua SmUSD/VND = 21.036 thu được 990.100 * 21.036 = 20.827.743.600 VND

Đây chính là trị giá doanh thu xuất khẩu quy ra VND ở thời điểm hiện tại. Công ty có thể sử dụng số tiền này theo mục đích riêng của mình hoặc gửi vào ngân hàng kì hạn 3 tháng, với lãi suất 12%/năm.

Ở thời điểm đáo hạn:

Công ty nhận được 1.000.000 USD từ hợp đồng xuất khẩu

Sử dụng số tiền này để trả nợ vay cả gốc và lãi là: 990.100 (1 + 4%.3/12) = 1.000.000 USD

Thu tiền gửi VND từ ngân hàng cả gốc và lãi là: 20.827.743.600 (1 + 12%.3/12) = 21.452.575.910 VND

Với các giao dịch thực hiện ở trên, công ty biết trước mình sẽ có được doanh thu xuất khẩu quy ra nội tệ là 21.452.575.910 VND. Nhờ vậy, hoàn toàn có thể loại bỏ được rủi ro tỷ giá.

Nhận xét ưu, nhược điểm

Sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ có ưu điểm là có thể thực hiện được trong điều kiện không có thị trường ngoại hối phái sinh hoặc công ty không thể thương lượng được các hợp đồng phái sinh với ngân hàng. Tuy nhiên giải pháp này có nhược điểm là không thể áp dụng được khi thị trường tiền tệ bị kiểm soát chặt chẽ khiến cho các giao dịch vay và mua bán ngoại tệ không thực hiện được một cách tự do.

Tư vấn lựa chọn

Nên sử dụng trong trường hợp công ty không thể thương lượng được việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK

NỘI DUNG

I. Bảng cân đối kế toán năm 2013

II. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2013

III. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2013

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Dạng đầy đủ)

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013

MẪU SỐ B01-DN

Đơn vị tính : VNĐ

TÀI SẢN

Thuyế

t Số cuối năm Số đầu năm số minh

1 2 3 4 5

A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 12.415.938.573.034 10.957.605.189.780 (100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 110 VI.1 2.649.635.556.014 1.224.462.285.364

1

. Tiền 111 1.349.635.556.014 824.462.285.364

2

. Các khoản tương đương tiền 112 1.300.000.000.000 400.000.000.000

II. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 120 VI.2 4.167.317.622.318 3.909.275.954.492

1

. Đầu tư ngắn hạn 121 4.313.292.575.718 4.039.304.630.112 2

. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 (145.974.953.400) (130.028.675.620)

III. Các khoản phải thu 130 2.449.900.290.879 2.238.818.141.954

1

. Phải thu khách hàng 131 VI.3 1.739.619.472.317 1.274.574.429.461 2

. Trả trước cho người bán 132 305.461.174.876 550.939.005.745 3

. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - -

4

. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 137 - - xây dựng

5

. Các khoản phải thu khác 138 VI.4 406.739.802.657 417.136.879.198 6

. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 VI.5 (1.920.158.971) (3.832.172.450)

IV. Hàng tồn kho 140 3.016.748.244.786 3.357.506.580.186

1

. Hàng tồn kho 141 VI.6 3.027.125.150.330 3.360.961.745.571 2

. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 VI.7 (10.376.905.544) (3.455.165.385)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 132.336.859.037 227.542.227.784

1

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 16.079.608.608 154.117.902.324 3

. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 - -

5

. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.044.433.826 2.812.188.478

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo)

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013

MẪU SỐ B01-DN

Đơn vị tínhVNĐ

TÀI SẢN Mã Thuyếtsố minh Số cuối năm Số đầu năm

1 2 3 4 5

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200 9.466.984.212.085 8.825.031.622.819 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 736.666.667 -

1

. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - -

2 .

Vốn kinh doanh ở đơn vị trực

thuộc 212 - -

3

. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - -

4

. Phải thu dài hạn khác 218 736.666.667 -

5

. Dự phòng phải thu dài hạn khóđòi (*) 219 - -

II. Tài sản cố định 220 7.634.662.008.779 7.446.795.167.863

1

. Tài sản cố định hữu hình 221 VI.9 7.075.948.185.947 3.748.756.576.222

- Nguyên giá 222 9.785.029.845.569 5.844.850.660.156 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (2.709.081.659.622) (2.096.094.083.934)

2

. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - -

- Nguyên giá 225 - -

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 - -

3

. Tài sản cố định vô hình 227 VI.10 298.010.933.176 207.666.924.724

Một phần của tài liệu Phân tích các loại rủi ro tài chính (Trang 37 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w