5. Phân tích thái độ đối với rủi ro tỷ giá
5.3. Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá có vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có những phương pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp, nó sẽ bảo vệ và đóng góp những giá trị gia tăng thông qua việc hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, có chiến lược phòng ngừa rủi ro sẽgiúp doanh nghiệp thực hiện được những kế hoạch trong tương lai, có tính nhất quán và kiểm soát, góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực có trong doanh nghiệp và trên hết góp phần tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Cụ thể vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá được thể hiện ở những khía cạnh: Tính cạnh tranh của giá cả hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng,sản xuất ra được duy trì và cải thiện trên thị trường nhất là các hàng hóa xuất khẩu, sản phẩm nhập khẩu hay có nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu.
Ví dụ :
Giả sử ngày 04/08 công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợp đồngNK trị giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 6 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 16.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng NK của Cholonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá. Vào ngày thanh toán tỷ giá USD/VND = 16.650 thì cứ mỗi USD NK làm cho chi phí giảm 200VND so tỷ giá lúc thương lượng hợp đồng. Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty tiết kiệm được 200 x 200.000 = 40.000.000 VND => chi phí nhập khẩu giảm, tăng khả năng cạnh tranh thị trường trong nước.
Xéttrên 1 hợp đồng, sự rủi ro tỷ giá là thiệt hại có thểchấp nhận được, bởi con số này không lớn. Nhưng xét trong toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có đến hàng trăm hợp đồng như vậy hoặc có những hợp đồng có
giá trị lớn hơn thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, thậm chí đảo ngược kết quả kinh doanh (doanh nghiệp có thể bị lỗ).
Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận được duy trì, đáp ứng đúng mục tiêu để từ đó có tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời, từ việc doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng từ biến động của rủi ro tỷ giá, khiến cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần được tăng cao, tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Điều này có lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn với chi phí thấp, từ đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định các chính sách tài trợ và đầu tư, từ đó tận dụng các cơ hội tốt cho việc đầu tư và sản xuất kinh doanh. Không chỉ đối với DN XNK, việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng rất quan trọng đối với các DN tham gia vào những hoạt động có liên quan đến ngoại tệ như DN vay USD , những khoản vay có thời hạn dài, việc vay bằng ngoại tệ thường hấp dẫn hơn so với vay bằng tiền đồng. Tuy nhiên, những hợp đồng tín dụng ngoại tệ vay dài hạn thường áp dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất vay thời gian sau này có thể cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất vay tại thời điểm ký hợp đồng. Vì vậy,việc tính toán chi phí đầu tư cũng như phòng ngừa rủi ra tỷ giá ảnh hưởng rất lơn đến việc xác định hiệu quả đầu tư.
Việc quản lý tốt rủi ro tỷ giá còn giúp doanh nghiệp tận dụng những biến động có lợi của tỷ giá trên thị trường.Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để xuất nhập khẩu, mua bán trao đổi ngoại tệ, hay vay ngoại tệ để tìm kiếm lợi nhuận.Dễ dàng hoạch định chiến lược phát triển tương lai sang thị trường phát triển quốc tế.
Tùy theo sự biến động của tỷ giá và quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, những tổn thất và tác động có trở nên nghiêm trọng hay không. Mục tiêu của người điều hành doanh nghiệp là phải không ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phải có giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như là giả pháp chống lại sự sụt giảm của doanh nghiệp.
5.4.Các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một quá trình theo đó một doanh nghiệp áp dụng các giải pháp để bảo vệ mình khỏi sự tác động của sự biến động tỷ giá.
Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không thật ra là một quyết định đầu cơ. Nó phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá.