6. Vấn đề tài chính trong việc thực hiện phá sản doanh nghiệp
6.3.3. Thứ tự phân chia tài sản
Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì phần tài sản của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng và thoả ước lao động hợp đồng đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản đảm bảo không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh toán đủ mà vẫn còn dư thì phần còn dư này thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần, thành viên của công ty hợp danh.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ theo quy định thì từng đối tượng trong cùng một thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Tình hình phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian vừa qua:
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Điều này tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, số doanh nghiệp phải phá sản, ngừng hoạt động tăng cao.
Năm 2011, tổng số doanh nghiệp phải phá sản, ngừng hoạt động là 53,9 ngàn doanh nghiệp, tăng 24,8% so với năm 2010; trong đó, số doanh nghiệp đã chính thức phá sản là 7,6 ngàn, tăng gần 15% so với năm 2010.
Học phần: Tài chính doanh nghiệp 2 41 Năm 2013, cả nước có 60,7 ngàn doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục phá sản là 9,8 ngàn doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50,9 ngàn doanh nghiệp - tăng 11,9 % so với năm 2012).
Về mặt số liệu, thực trạng trên cho thấy, phá sản doanh nghiệp đang nổi lên vấn đề “tồn kho” một lượng rất lớn doanh nghiệp đã không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp tuân thủ nghĩa vụ phá sản doanh nghiệp chỉ dao động từ 14% đến 17% trong tổng số doanh nghiệp cần giải thể, phá sản. Đây là một tỷ lệ khá thấp. Do vậy, có một lượng lớn doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng không thực hiện quy trình giải thể, phá sản (khoảng 140 ngàn doanh nghiệp). Điều này dẫn tới việc Nhà nước thất thu thuế, người lao động bị xâm hại quyền lợi… và làm sai lệch các thông tin thống kê về doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự minh bạch của môi trường kinh doanh.
Đặc biệt, việc doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng vẫn gây hậu quả kéo dài đang thể hiện rõ đối với những trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, có thuê đất nhà nước, còn nợ thuế, nợ khách hàng, nợ lương người lao động…nhưng chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn về nước nên không có người chịu trách nhiệm để thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định.
Tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đưa ra tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ kỳ thứ 7 hồi tháng 4, đến nay các cơ quan chuyên trách đã có những con số thống kê khá đầy đủ về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm. Theo nhận xét của Bộ chủ quản hoạt động đầu tư thì trong 4 tháng đầu năm 2013, chỉ số tồn kho doanh nghiệp tiếp tục tăng cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Thống kê của Bộ cho thấy, 4 tháng đầu năm 2013 có 23.971 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 130.044 tỷ đồng, giảm 10,5% về số lượng doanh nghiệp và giảm 14,1% về tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp đã thực hiện việc giải thể và dừng hoat động tiếp tục tăng nhanh chóng lên 17.735 doanh nghiệp.
Học phần: Tài chính doanh nghiệp 2 42 Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có 5.822 doanh nghiệp với 808 doanh nghiệp đã phá sản, 5.014 doanh nghiệp dừng hoạt động. Hà Nội có 3.538 doanh nghiệp với 319 doanh nghiệp đã phá sản, 3.219 doanh nghiệp dừng hoạt động.
Các doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, xây dựng, chế biến chế tạo, vận tải kho bãi và bất động sản. Trong số các doanh nghiệp gặp khó khăn giải thể, có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh cần phải được cơ cấu lại, đồng thời bổ sung một lượng mới doanh nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
Theo Bộ KHĐT là tỷ lệ chấp nhận được ở mức trung bình so với thế giới.Tại Anh, tỷ lệ doanh nghiệp còn tồn tại sau 3 năm hoạt động cũng chỉ 70%; còn tại Mỹ, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Tuy nhiên, theo bộ KHĐT thì vấn đề đang lo ngại hiện nay là xu thế doanh nghiệp thành lập mới liên tục giảm sút, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp đã phải thu hẹp, ngừng, thậm chí chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục tăng cao đã cho thấy khu vực doanh nghiệp nước ta đang gặp nhiều khó khăn.
Còn theo như “Kết quả điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của doanh nghiệp” do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu là 10.120 doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu thì sau 1 năm, 3 tháng hoạt động, số doanh nghiệp thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%, số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước phá sản, giải thể chiếm cao nhất với 9,2%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước với 2,7% và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp FDI với 2,6%. Trước tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục cắt giảm lãi suất.
Như thế, qua thống kê cho thấy tình hình các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng thành lập thì ít, thu hẹp, phá sản thì nhiều; và là vấn đề nóng bỏng đang được quan tâm trong xã hội.
Học phần: Tài chính doanh nghiệp 2 43
KẾT LUẬN
Việc tham gia một sân chơi mới – WTO đã mở ra cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó là không ít thách thức gặp phải trên con đường hội nhập. Nó là yếu tố khách quan đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có những bước điều chỉnh ở các cấp độ, mức độ khác nhau và tựu chung lại đó là việc tái cấu trúc của mỗi doanh nghiệp. Tái cấu trúc được coi là một cuộc tổng điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Tái cấu trúc có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, có thể kể như: giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư. V ề cách phân loại các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, có hai cách phân loại phổ biến nhất là theo tính cấp thiết và theo cấp độ. Xét về cấp độ, tái cấu trúc doanh nghiệp tiếp tục được chia thành tái cấu trúc gan với cơ cấu chủ sổ hữu và tái cấu trúc không gắn với cơ cấu chủ sổ hữu.Có thể nói doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích thông qua quá trình tái cấu trúc. Trước hết, thông qua việc tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ lãnh đạo và sử dụng các công cụ quản lý hiện đại phù hợp, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Họ cũng hoàn thiện được môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động, xây dựng văn hoá doanh nghiệp có bản sắc nhằm thu hút và phát huy năng lực của người tài. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đạt được nhờ áp dụng hệ thống quản trị tốt sẽ nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường đối với công ty cổ phần đại chúng hoặc niêm yết, giúp họ có thể thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài công ty.