8. Kết cấu nội dung luận văn
3.3.2. Nhóm giải pháp về xã hội
3.3.2.1. Giải pháp về dân số
Đảm bảo quản lí việc phát triển dân số, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con, hạ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống còn 0,8-0,9%/năm. Quản lí chặt chẽ tỉ lệ gia tăng dân số cơ học phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị ở mức 1,5-1,6%/năm.
3.3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Quảng Yên cần có kế hoạch thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh, có chính sách khuyến khích thỏa đáng (ví dụ như ưu đãi về lương, thưởng và chỗ ở…) trong việc sử dụng họ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Thứ hai, chính quyền địa phương cần đặc biệt chú y xây dựng lực lượng lao động có kĩ năng nghề nghiệp cao để đáp ứng nhu cầu áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Thứ ba, cần có chính sách ưu tiên cụ thể (hỗ trợ vốn, ký hợp đồng đầu ra,...) tăng số học sinh, sinh viên trong huyện tham gia các ngành học mà nền kinh tế huyện đang cần, như các ngành liên quan đến công nghiệp đóng tầu, công nghiệp chế biến nông, hải sản; các ngành học quản lý và phát triển du lịch... ; phối hợp mở các lớp học, các chương trình đào tạo nghề cho số học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông không vào được Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; cần kết
hợp đào tạo tri thức khoa học với khai thác vốn tri thức dân gian trong hoạt động đóng tàu, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản...
3.3.2.3. Giải pháp về xây dựng đời sống văn hóa đô thị
Phát triển các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao bằng nguồn vốn ngân sách hoặc xã hội hóa đầu tư cho các công trình văn hóa thể thao như: công viên cây xanh, nhà văn hóa, cung văn hóa thiếu nhi, thư viện, sân vận động, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao…;
- Duy trì thường xuyên cả hoạt động phong trào và hoạt động chuyên nghiệp thành tích cao. Tích cực phát động phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao… làm cho cuộc sống của nhân dân vui tươi, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
3.3.2.4. Giải pháp về nghiên cứu khoa học
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng các nghiên cứu khoa học về văn hoá làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá, (nhất là công tác phục dựng);
- Đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học về kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp kinh tế, văn hoá, xã hội của thị xã.
3.3.3. Nhóm giải pháp về kinh tế
3.3.3.1. Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển đô thị bền vững
Việc thu hút vốn đầu tư cần theo các nội dung như sau:
- Đối với vốn của các doanh nghiệp: để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật Doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn thị xã; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho thị xã nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Tạo sân chơi bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như giữa các khu vực doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh.
- Đối với vốn của tư nhân và hộ gia đình:
+ Khuyến khích các hộ trong thị xã làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh của địa phương (phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp…), chuyển dịch một bộ phận lớn lao động và gia đình nông dân sang lĩnh vực phi nông nghiệp mà trong đó đặc biệt là công nghiệp nhỏ và vừa, dịch vụ, thương mại, trên cơ sở đó tăng thu nhập của người dân.
+ Hướng dẫn các hộ về phương hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư được khuyến khích hay bị hạn chế để người dân biết; có thể hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; cung cấp thông tin thị trường và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh.
+ Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (kể cả tài sản tích trữ, để dành) thông qua việc vận động nhân dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng nhà nước, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư kinh doanh.
+ Thị xã Quảng Yên, đặc biệt là vùng Hà Nam có một lượng dân di cư sang nước ngoài rất lớn (từ những năm 70 của thế kỉ trước). Hàng năm họ đã đóng góp nhiều bằng vật chất để xây dựng quê hương và giúp đỡ về kinh tế cho gia đình, họ hàng mình. Trong việc xây dựng thị xã Quảng Yên cũng cần hết sức quan tâm và tạo điều kiện thu hút đối tượng Việt kiều này góp vốn đầu tư vào các hạng mục quan trọng của địa phương.
3.3.3.2. Giải pháp về tạo sản phẩm đặc thù
- Chọn công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tầu biển, chế biến lương thực, thực phẩm, hải sản làm hai ngành công nghiệp mũi nhọn là một hướng đi đúng với tiềm năng, với điều kiện tự nhiên, sinh thái - nhân văn của Quảng Yên. Tuy nhiên, cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản. Bên cạnh đó, Quảng Yên có những nghề thủ công truyền thống như đan lát (ngư cụ, phôi hàng mã), đóng thuyền nan, khảm trai… Cần thành lập những làng nghề, phố nghề, vừa tận dụng
được nguồn nhân lực dồi dào, vừa có thể tạo ra một sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương.
- Ngành nông nghiệp Quảng Yên có nghề trồng lúa chủ lực khá lâu đời, đặc biệt là ở khu đảo Hà Nam. Cần phải khai thác thế mạnh này, tuy nhiên đã đến lúc giảm dần diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây rau đậu; giảm dần diện tích trồng trọt đi đôi với tăng diện tích nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản theo hướng thâm canh, với chất lượng và sản lượng cao. Tăng cường đánh bắt hải sản xa bờ bên cạnh hoạt động đánh bắt ven bờ cũng là một hướng đi cần chú trọng.
- Khu vực kinh tế dịch vụ của Quảng Yên hiện chưa phát triển đúng theo khả năng và mong đợi, cần chú ý phát triển, nhất là dịch vụ thương mại và du lịch. Dịch vụ thương mại phát triển với mục đích chính là phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp và đời sống của cư dân. Cần có những chính sách cụ thể nhằm khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú của Quảng Yên để phục vụ cho mục đích đa dạng hóa và xã hội hóa ngành du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững.
3.3.3.3. Giải pháp về chiến lược thị trường, xây dựng thương hiệu
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đặc thù, điều cần thực hiện ngay là phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đó và tạo một chiến lược thị trường thích hợp để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Điều này có thể thực hiện bằng hoạt động Marketing để tiếp thị, quảng bá hình ảnh cho địa phương.
Marketing địa phương là một thuật ngữ dùng để chỉ việc tập hợp các chương trình hoạt động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương và phát triển kinh tế.
Trong trường hợp này, địa phương được xem như là một “sản phẩm” và marketing là một hoạt động quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu để mang sản phẩm này đến với công chúng. “Sản phẩm” (địa phương) ở đây phải được hiểu là
đất đai, thổ nhưỡng, vị trí, địa lý, lịch sử, văn hoá, kinh tế… và cả con người của vùng đất đó.
Xây dựng chiến lược marketing địa phương là tìm cách phát huy những đặc thù riêng của thị xã Quảng Yên nhằm hấp dẫn những thị trường và khách hàng muốn nhắm tới, vì thế nó phải dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tư và khách hàng là trọng tâm.
Cần phải tổ chức Hiệp hội các nhà sản xuất ở Quảng Yên để tạo sự thuận lợi về tổ chức cũng như kinh tế cho phát triển thương hiệu về nông sản (gạo Quảng Yên, rau sạch Quảng Yên, hà Quảng Yên…), về chế biến lương thực thực phẩm (nem chua, nem chạo Quảng Yên, bánh Gio Quảng Yên…), về du lịch Quảng Yên (du lịch lễ hội Quảng Yên, du lịch Bạch Đằng…) hay tiểu thủ công nghiệp (đồ khảm trai Quảng Yên, ngư cụ Quảng Yên…), bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ từ chính sách của địa phương và của tỉnh.
3.3.3.4. Giải pháp về hợp tác
Để phát triển đô thị nói chung và phát triển các khu công nghiệp, các khu du lịch nói riêng thì thị xã cần đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài cả theo chiều rộng và chiều sâu.
+ Đẩy mạnh hợp tác với các đô thị trong tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận
Có kế hoạch phối hợp với các đô thị trong tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận để thực hiện theo quy hoạch, chủ yếu theo các hướng:
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển và hợp tác.
- Đẩy mạnh việc cùng xúc tiến đầu tư, cùng tham gia triển lãm, hội chợ và quảng cáo cũng như phát triển công nghệ cao.
- Phối hợp phát triển mạng lưới giao thông kết nối thị xã cùng các đô thị khác.
- Phối hợp khai thác các tuyến sông, biển để phát triển kinh tế và cùng bảo vệ môi trường các dòng sông.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế
Cần tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các dự án lớn và quan trọng theo phương châm tranh thủ và thu hút những nhà đầu tư có công nghệ cao và suất đầu tư lớn trên mỗi ha đất công nghiệp, nông nghiệp và có khả năng tham gia phát huy các tiềm năng địa phương.
3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trƣờng
3.3.4.1. Các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm chất thải rắn
- Quản lí chất thải rắn: xây dựng các chương trình quản lí chất thải trong khu vực xoay quanh nguyên tắc 3R: giảm thiểu, tái chế và sử dụng. Giảm phát sinh chất thải từ các hộ gia đình trong thị xã, khuyến khích thu nhặt, tái tuần hoàn chất thải. Bên cạnh lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư còn lượng lớn chất thải rắn từ các khu công nghiệp, du lịch và các công trình ven biển (như cảng với hoạt động bốc dỡ hàng hóa). Đối với các loại chất thải rắn này, các cơ sở có trách nhiệm thu gom và tập trung vào các vị trí quy định, xe ô tô chở chất thải rắn sẽ đi thu gom và vận chuyển đến khu xử lí tập trung.
- Quy hoạch và xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn đủ công suất cho nhiều năm và đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế, chế biến thành phân vi sinh nhằm giảm tối đa khối lượng phải thải bỏ. Đầu tư xây dựng các hầm chôn hoặc các lò thiêu đốt chất thải công nghiệp độc hại, chất thải y tế.
- Khẩn trương xã hội hoá dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn nhằm chia sẻ tránh nhiệm cho cộng đồng, từng bước giảm tải lên ngân sách của Nhà nước chi cho dịch vụ này. Nghiên cứu theo hướng đa thành phần tham gia, cùng với các công cụ kinh tế như phí ô nhiễm, thu thuế các bãi chôn nhằm giảm lượng chất thải và chi phí đối với sản phẩm. Tổ chức mạng lưới thu gom, phân loại, tái sử dụng các chất thải nhằm làm sạch môi trường, đem lại lợi ích kinh tế, tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí xử lý. Xử lý chất thải độc hại bằng quá trình hoá lý, sinh học, tách các chất độc hại ra khỏi rác.
- Đầu tư cho việc áp dụng các công nghệ “sạch” nhằm tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên, hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế như sản xuất nông sản sạch, sử dụng nước sạch, dùng biogas hoặc pin mặt trời…
3.3.4.2. Các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm nước
- Thị xã Quảng Yên cần nhanh chóng xây dựng các trạm xử lí nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho từng khu vực trong địa bàn, bên cạnh đó phải nâng cấp và làm sạch hệ thống cống rãnh thoát nước.
- Có biện pháp hành chính và kinh tế yêu cầu các cơ sở công nghiệp và bệnh viện phải có hệ thống xử lí nước thải trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của thị xã.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự hiểu biết, y thức tiết kiệm và tham gia quản lí nước của người dân thị xã.
3.3.4.3. Các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn
- Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố tìm cách lảng tránh nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp hoàn trả lại những tổn thất về môi trường. Chính vì vậy thị xã cần có biện pháp để có thể thu phí môi trường bằng các điều lệ cụ thể. Việc thu phí ô nhiễm không chỉ hạn chế được các tác động tiêu cực tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn khuyến khích được việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc xác định phí gây ô nhiễm đòi hỏi phải hết sức linh hoạt, đảm bảo mức phí ô nhiễm môi trường phải phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp cụ thể và mức độ gây ô nhiễm môi trường mà từng doanh nghiệp gây ra.
- Bố trí di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp gây nhiều ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thị.
3.4. Tiểu kết chương 3
Nghiên cứu chương 3 cho phép rút ra được những kết luận sau:
1. Trong các quy hoạch của quốc gia và tỉnh, Quảng Yên luôn được xác định là một đô thị công nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, về mặt vị trí địa lí, Quảng Yên còn liền kề với các thành phố lớn, tốc độ phát triển nhanh như Hạ Long, Hải Phòng, Uông Bí. Do vậy Quảng Yên có rất nhiều cơ hội để hợp tác và phát triển. Địa phương cũng đã đặt ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2020. Các chỉ tiêu này đều phù hợp với năng lực khai thác tiềm năng tài nguyên, năng lực mở rộng các cơ sở kinh tế, xã hội ở Quảng Yên mà không có những tác động đáng kể đến tài nguyên và môi trường.
2. Từ việc phân tích cơ sở định hướng gồm quan điểm của quốc gia, tỉnh và vùng đối với Quảng Yên và một số chỉ tiêu đến năm 2020 của thị xã đã đề ra, chúng tôi đề xuất định hướng phát triển bền vững thị xã Quảng Yên theo 4 chủ đề: không gian đô thị, kinh tế, xã hội, môi trường và mạng lưới kết cấu hạ tầng. Tất cả đều nhằm mục đích phát triển các hoạt động của đô thị Quảng Yên, đảm bảo sự tăng trưởng chỉ tiêu phát triển các ngành, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội và công đồng song hạn chế được các tác động đối với tài nguyên và môi trường.
3. Để đô thị Quảng Yên phát triển theo hướng bền vững và có hiệu quả thì cần thực thi kiên quyết và đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tác giả đã nhấn mạnh tập trung vào các nhóm giải pháp cơ bản: 1) Nhóm giải pháp về quy hoạch và tổ chức; 2) Nhóm giải pháp về xã hội; 3) Nhóm giải pháp về kinh tế; 4) Nhóm giải pháp về môi trường. Trong đó giải pháp về quy hoạch là giải pháp quan trọng cơ