Mâu thuẫn giữa việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân với tình trạng quan liêu của hệ thống chính trị đúng như tính chất đặc thù của

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trìn (Trang 36 - 39)

tình trạng quan liêu của hệ thống chính trị đúng như tính chất đặc thù của

xã hội trong thời kỳ quá độ gồm có cả yếu tố của xã hội chủ nghĩa và xã hội tư bản. Điều đó tác động đến xã hội cũng nảy sinh những nhân tố lối sống biến dạng và phức tạp theo tính chất đó. Xã hội phát triển chứa đựng trong nó khả năng để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân hơn, nhưng đồng thời cũng tồn tại không ít yếu tố của tình trạng quan liêu của hệ thống chính trị.

Biểu hiện của mâu thuẫn này đã trở thành bức xúc và cấp thiết được đề cập trên những bài báo, những bài viết mà tôi xin được trình bày ra đây để chứng minh ra những luận giáo cho mình. Đây chỉ là những đại diện trong rất nhiều mà những điều tôi biết, biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tiền phong số 71 (9/4/2003) có đăng một bài viết: “sự thật về tấm bằng đại học luật của ông trưởng công an thị xã (Quảng Trị). Theo đó phản ánh trung tá,bí thư đảng bộ, trưởng công an thị xã Đồng Hà Nguyễn Văn Quê lợi dụng chức vụ quyền hạn để chạy giấy chứng nhận thương binh lấy bằng đại học luật tại chức niên khoá 1990- 1995. Nơi đây công an Quảng Trị đã có công văn số 82/PX 13 gửi trường đại học luật Hà Nội đề nghị trường phối hợp xử lý. Thiết nghĩ, một con người như vậy liệu có đủ phẩm chất để đại diện cho dân làm việc cho dân làm việc hay không. Và một trung tá, bí thư đảng bộ vậy mà lại có những hành vi như vậy, việc chạy theo lợi ích cá nhân đã phá vỡ những nguyên tắc đạo đức phẩm chất của một đảng viên, nhưng có lẽ đằng sau sự việc này, các cấp chính quyền cũng nên xem xét lại các việc làm quan liêu sơ hở để những kẻ như Nguyễn Văn Quê có thể thực hiện những hành vi đó.

Một sự việc cũng không lấy gì làm khả quan hơn là một hành vi phạm tội của phá tránh án tỉnh Đắc Lắc đã bắt tay với kẻ phạm tội nhằm bào chữa tội danh. Trên số báo 65 (1-4-2003) đăng về bài “Tội trạng của Đại Hùng và đồng bọn bao giờ mới được phơi bày và mới được nghiêm trị” đã nói đến những dấu hiệu bất thường của vụ án. Với hành vi phạm tội giết người của Võ Văn Vinh mà y chỉ bị xử 2 năm tù cho hưởng án treo, sau khi bản án được phát hành liên ngành toà án kiểm soát, công an huyện Krông Buk đã ba lần có phiếu mượn hồ sơ xét xử kháng nghị nhưng chủ toạ phiên toà do ông Lộc cất giữ đã cố tình coi như không biết. Khi bị hỏi

vì sao những vụ án có luật sư Nguyễn Văn Hùng bào chữa do ông Lộc ngồi ghế chủ tạo, luật sư đều “cãi thắng” thiết nghĩ với cái “bắt tay” của hai kẻ phạm tội này đã bao vụ án oan bị xử người dân bất bình còn kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Cung cách làm việc quan liêu, về trách nhiệm, của những kẻ như y đã làm tổn hại cho xã hội.

Mấy năm gần đây nổi lên khá nhiều vụ án lớn trong đó cần phải nói đến vụ án Năm Cam và đồng bọn, hay vụ án của Lã Thị Kim Oanh. Tần suất các vụ án cũng tăng dần, mức độ nghiêm trọng cũng tăng dần lên, và việc có sự tham gia của các quan chức cấp cao Nhà nước ngày càng nhiều. Qua đó biểu hiện sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức của các cán bộ Nhà nước, Đảng viên- tình trạng làm việc quan liêu của các cán bộ cấp chính quyền ngày càng tăng thể hiện như là mặt trái của xã hội hiện nay.

2.3.2. Mâu thuẫn giữa quá trình từng bước hình thành, hoàn thiện

nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với tình trạng xuống cấp về văn hoá, sự suy đồi về đạo đức, sự vong ngoại do tác động tiêu cực của những mặt trái thuộc cơ chế thị trường và mặt trái của việc mở rộng giao lưu quốc tế.

Xã hội hiện nay được nhiều người dùng đến cụm từ là một xã hội “chạy theo đồng tiền”. Ở khía cạnh này bài viết của tôi xin trình bày những bức xúc của bản thân. Chúng ta càng thấy xuất hiện nhiều các hiện tượng lừa đảo, cướp giật, mại dâm gia tăng phát triển ở lứa tuổi vị thành niên. Xã hội ấy tác động trực tiếp đến con người chúng ta.

Có một câu chuyện mà sau khi nghe xong nhiều người giật mình không thể tưởng tượng rằng lại có thể có những hành vi phạm tội dã man như vậy. Một đứa trẻ 10 tuổi sau khi hãm hiếp một bé gái 7 tuổi đã dùng dao đâm chết cô bé rồi đem chôn xác chết, khi được hỏi vì sao lại làm như

vậy, cậu ta đã trả lời: vì trên phim thấy vậy. Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng mình đáp ứng cho con mọi nhu cầu vật chất là đủ. Việc nuôi dạy một con người không đơn thuần là việc cho ăn gì, mà còn cần phải định hướng phát triển nhân cách. Bố mẹ của đứa trẻ phạm tội chi trả lời với phóng viên một câu rằng: “chúng tôi thật không thể ngờ”. Nếu ai cũng vô tình và lãnh đạm với tình trạng mà con cái họ gây ra như vậy thì có lẽ không lâu nữa xã hội sẽ phát triển hỗn loạn và mất hết trật tự kỷ cương.

Các đạo đức xã hội truyền thống đang dần bị phá vỡ. Con cái giết bố mẹ để lấy tiền hút thuốc phiện, anh hại em, anh dể hại em vợ, vợ lừa chồngđó chỉ là một trong số rất ít các biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện nay.

Đáng cảnh báo nhất là những vụ việc giết người trong gia đình để chiếm tài sản, trả thù vì ghen tuông, và hiện nay gia tăng khá nhiều việc lạm dụng tình dục trẻ em, xâm hại đến thân thể, phẩm hạnh của người phụ nữ. Điều đáng buồn là những hành động phạm pháp ấy lại xảy ra trong giới trẻ hiện nay rất nhiều.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trìn (Trang 36 - 39)