Kết quả nghiên cứu thực tế mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trìn (Trang 32 - 36)

Thực tế nghiên cứu cho thấy, để có cơ sở đưa ra khái quát đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nứơc ta, cần có sự thống nhất trên những luận đề phương pháp luận cơ bản nhất có liên quan đến vấn đề đó. Song, đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp, giữa những nhà khoa học ở nước ta còn có rất nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, từ sự phân tích của Mác và Ăngghen về mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: mâu thuẫn cơ bản của xã hội phải là mâu thuẫn mang tính hình thái. Quy định bản chất của toàn bộ hình thái đó; nó ra đời, tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của một hình thái kinh tế – xã hội mới ra đời. (Trong khi đó, “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” chỉ là “một thời kỳ”, “một giai đoạn”, của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Vậy có cái gọi là mâu thuẫn cơ bản của một giai đoạn đó không ?

Một số người lại cho rằng: mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ loài người là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa CSKT và KTTT, cũng là mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tuy khó có sự thống nhất hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể khái quát như sau :

- Những mâu thuẫn mà chúng ta cần phát hiện, cần xem xét phải là những mâu thuẫn nảy sinh một cách tất yếu khách quan do sự phát triển của bản thân sự vật quy định.

- Mâu thuẫn cơ bản của xã hội phải là mâu thuẫn quy định bản chất của xã hội đó; một khi mâu thuẫn cở bản được giải quyết xong, chế độ xã hội đó sẽ thay đổi hoàn toàn về chất.

- Giữa hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn xét về một số phương tiện nào đó, trong những quan hệ nhất định, có thể có một số yếu tố giống nhau, hơn nữa, trong một số trường hợp, các mặt đối lập lại tồn tại trong sự thâm nhập vào nhau. Do vậy, khi con người vận dụng mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn còn làm rõ yếu tố( hay phương diện) mang tính cản trở với yếu tố có ý nghĩa tích cực của mỗi mặt đối lập.

- Sự nảy sinh các tích cực lẫn các tiêu cực trong từng mặt đối lập cũng như của mâu thuẫn nói chung đều là quá trình khách quan; trong nhiều trường hợp, nhất là quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự mất đi của cái tiêu cực cũng là quá trình tự tiêu vong- khi nó hết sức sống. Song, điều đó không phủ nhận vai trò chủ quan với quá trình nảy sinh, phát triển hay tiêu vong đó.

Do vậy, theo tôi mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tư bản chủ nghĩa và khuynh hướng xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng đó là nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng CSVC kinh tế hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân giữ vững độc lập, tự chủ để làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.

Tính hợp lý của khái quát nêu trên là.

+ Mâu thuẫn đó biểu hiện khái quát nhất bản chất của toàn bộ thời kỳ quá độ: Thời kỳ cải biến chủ nghĩa từ xã hội thuộc địa nữa phong kiến, dân chủ nhân dân với những nhân tố tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn đó tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ, khi mâu thuẫn đó giải quyết xong, thời kỳ quá độ sẽ kết thúc, xã hội bước vào giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa của sự phát triển.

+ Mâu thuẫn đó bao quát được tất cả các mặt của đời sống xã hội, nó quy định sự nảy sinh, vận động của hầu hết của các mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ.

+ Mâu thuẫn đó quy định bản chất quá độ lên chủ nghĩa xã hội của xã hội ta hiện nay.

+ Làm nổi bật nhiệm vụ chính trị trung tâm của toàn bộ thời kỳ quá độ: xây dựng cơ sở vật chất, kinh tế hiện đại, cải thiện không ngừng đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

+ Làm nổi bật hai nhiệm vụ chiến lược của toàn bộ thợi kỳ quá độ: để thực hiện được nhiệm vụ chính trị trung tâm, phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giữ vững độc lập tự chủ.

+ Quán triệt được cả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Nếu “hai con đường” là kết quả vận động của nhiều nhân tố, do vậy , nó không thể hiện rõ và trực tiếp ở từng yếu tố trong đời sống kinh tế- xã hội thì “hai khuynh hướng” lại thể hiện nay ở từng yếu tố. Toàn bộ thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giữa khuynh hướng tư bản chủ nghĩa và khuynh hướng xã hội chủ nghĩa trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng trong cuộc đấu tranh ấy, các nhân tố tạo thành khuynh hướng tư bản chủ nghĩa sẽ từng bước chuyển hoá; tính xã hội chủ nghĩa của chúng sẽ tăng lên, cuối cùng, tính tư bản chủ nghĩa sẽ biến mất, xã hội xã hội chủ nghĩa ra đời. Sau xã hội mới đó, hai khuynh hướng phát triển sẽ không còn, tức là mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng đã được giải quyết triệt để. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phương pháp luận của việc giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội cả hai mặt đối lập, bằng cách này

hay cách khác, dưới hình thức này hay hình thức khác- sẽ không còn là nó nữa.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trìn (Trang 32 - 36)