Chương 6: thiết kế chi tiết hệ thống kiểm soát chất lượng

Một phần của tài liệu đồ án hệ thống kiểm soát chất lượng (Trang 59 - 63)

6.1 Chất lượng cho thiết kế

Khi thiết kế và thử nghiệm một loại đồ chơi mới, bộ phân kỹ thuật cần tuân thủ một số yêu cầu về chất lượng, đây là tiêu chuẩn của Việt Nam về an toàn đồ chơi trẻ em- TCVN 6238-1 , an toàn đồ chơi trẻ em: yêu cầu cơ lý như sau:

 Vật liệu: sạch sẽ, không nhiễm bẩn (quan sát bằng mắt). Vật liệu không được nhiễm dịch bệnh từ súc vật hay vật gây hại khác.

 Lắp ráp: kèm theo hướng dẫn cách lắp ráp và cảnh báo sau khi lắp ráp fải được người lớn kiểm tra trước khi chơi.

 Màng nhựa dẻo: chiều dày trung bình bằng hoặc lớn hơn 0.38 mm. Nếu nhỏ hơn 0.38 mm và có diện tích lớn hơn 100 mm x 100 mm thì trong diện tích 30 mm x 30 mm phải có diện tích lỗ bằng hay lớn hơn 1%. (Aùp dụng cho nhân viên thiết kế bao bì).

 Vật liệu dãn nở: dãn không quá 50% kích thước. Đối với đồ chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, dây có độ dày ≥ 1.5 mm, chiều dài ≤ 220 mm khi kéo căng một lực 25 ± 2N hoặc bị tách ra thành từng đoạn có chiều dài ≤ 220 mm.

 Cạnh bén: không có tiêu chuẩn áp dụng cho đổ chơi gỗ nhưng các cạnh bén phải được làm mất, trong thiết kế chỉ rõ cạnh cần bo và nhám cần thiết.  Đầu nhọn: không có đầu nhọn.

 Cơ cấu dẫn động: khe hở giữa cơ cấu với các phần khác của đồ chơi phải có đường kính < 5 mm hoặc > 12 mm.

 Chi tiết rời: đường kính của các chi tiết rời phải lớn hơn 31.7 mm.

 Lời cảnh báo: nếu đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ thì phải ghi lời cảnh báo vào hộp của đồ chơi. Phải cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn mà đồ chơi có thể gây ra. (nhân viên thiết kế bao bì thực hiện).

6.2 Cách kiểm tra tổng quát: tất cả các chi tiết hay sản phẩm khi thử được đặt theo

hướng bất lợi nhất.

 Kiểm tra đầu nhọn: lồng đầu nhọn vào một dụng cụ thử đầu nhọn: là một khe hở hình chữ nhật có chiều rộng 1.02 ± 0.02 mm và dài 1.15 ± 0.02 mm ở phần cuối của một nắp đậy xác lập hai kích thước chuẩn. Đầu cảm ứng được đặt cách đầu cuối của nắp đậy 0.38 ± 0.02 mm. Lò xo phản hối có lực 2.5-03 N nằm dưới đầu cảm ứng một khoảng 0.12 ± 0.02 mm. Nếu đầu nhọn xuyên qua khe một khoảng ≥ 0.50 mm làm đèn sáng và đầu nhọn không biến dạng dưới tác dụng của một lực 4.5 N thì được đánh giá là đầu nhọn và phải làm lại.

 Kiểm tra chi tiết rời: thử bằng ống trụ đường kính 31.7 mm, yêu cầu chi tiết không qua được là đạt yêu cầu.

 Thử xoắn:

- Tác động một momen xoắn từ từ lên chi tiết trong giây theo chiều kim đồng hồ cho đến khi chi tiết bị xoay 1800 so với vị trí ban đầu hoặc đạt được momen xoắn 0.34 Nm và giữ trong 10 giây.

- Trả chi tiết về trạng thái nghỉ và lặp lại trình tự trên theo chiều ngược lại.

 Thử kéo: tác động một lực

- 50 ± 2 N khi kích thước lớn nhất tiếp cận được ≤ 6 mm. - 90 ± 2 N khi kích thước lớn nhất tiếp cận được > 6 mm.

- Tác động lực từ từ trong vòng 5 giây và giữ trong vòng 10 giây. Nế chi tiết không rời ra là đạt yêu cầu.

 Thử độ bền rơi:

- Thả đồ chơi 5 lần từ độ cao 850 ± 50 mm lên trên tấm thép dày 4 mm được dặt trên mặt phẳng nằm ngang không đàn hồi.

 Thử độ bền va đập:

- Đặt đồ chơi ở vị trí dễ bị tổn hại nhất trên mặt phẳng nằm ngang bằng thép.

- Thả tải trọng kim loại khối lượng 1 ± 0.02 Kg phân bố trên diện tích có đường kính 80 ± 2 mm.

- Độ cao rơi: 100 ± 2 mm.  Thử ngâm:

- Sử dụng nước đã khử khoáng.

- Ngâm đồ chơi hoàn toàn trong nước 20 ± 50C trong 4 phút. - Lấy đồ chơi ra, để đồ chơi ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. - Tiến hành thử 4 lần liên tục.

 Đo độ dày màng nhựa dẻo:

- Dụng cụ đo chính xác đến 1 µm.

- Đo 10 điểm cách đều nhau theo đường chéo của phần có diện tích bằng hoặc lớn hơn 100 mm x 100 mm.

- Lấy giá trị trung bình.

- Nếu lớn hơn 0.38 mm thì đạt yêu cầu.

 Đồ chơi mang khối lượng trẻ như máy bay, xe, ngựa gỗ

Đặt tải trọng có khối lượng 50 ± 0.5 Kg đối với trẻ trên 36 tháng tuổi hoặc tải trọng có khối lượng 25 ± 0.2 Kg đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi lên bề mặt đứng hoặc ngồi của đồ chơi ở vị trí kém thuận lợi nhất

- Thử độ ổn định: đặt đồ chơi trên một mặt phẳng nghiên 10 ± 10 ở vị trí kém thuận lợi nhất. Thử trong 5 phút, nếu không lật thì đạt yêu cầu. - Thử độ bền động: cho chay 3 lầm với vận tốc 2 ± 0.2 m/s va đập vào

một bậc thang không đàn hồi cao 50 mm. - Thử độ bền tĩnh: thử trong 5 phút.

Tiêu chuẩn kiểm tra:dựa vào bản vẽ kỹ thuật để kiểm tra  Cưa: kiểm tra bằng thước đo

- Cắt: kiểm tra chiều dài. - Rọc: kiểm tra chiều rộng. - Xẻ: kiểm tra độ dày.  Mài:

- mài phẳng: kiểm tra định tính bằng mắt.

- Mài mất cạnh bén: kiểm tra định tính bằng mắt và so sánh với chi tiết mẫu. - Mài góc vuông: kiểm tra bằng dụng cụ đo góc vuông (thước vuông).

 Khoan:

- Lỗ khoan: kiểm tra độ sâu, kiểm tra đường kính lỗ khoan và kiểm tra khoảng cách đến mặt chuẩn bằng thước đo.

- Mài bo: kiểm tra định tính bằng mắt, nếu cần độ cần chính xác cao thì phải chế tạo đồ gá để kiểm tra.

 Tiện:

- Đường kính: kiểm tra bằng thước.

- Kích thước khác: kiểm tra định tính bằng mắt.  Chà & trám: kiểm tra định tính bằng mắt và tay.  Sơn: kiểm tra định tính bằng mắt và tay.

 Lắp ráp: kiểm tra định tính bằng mắt và tay.  Đóng gói: kiểm tra định tính bằng mắt và tay. Tài Liệu Tham Khảo

i. Bùi Thị Kim Dung, giáo trình quản lý chất lượng

tổng thể.

ii. Dale H. Besterfield, 4th edition, quality control. iii. Doulas C. Montgomery, 3rd edition, introduction

statistic quality control.

8. 7 công cụ quản lý chất lượng. 9. phòng ngừa khuyết tật?

Một phần của tài liệu đồ án hệ thống kiểm soát chất lượng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w