kiểm tra lượng tồn kho, sau đó sẽ viết phiếu đề xuất sản xuất trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ xem xét và quyết định sản lượng cần sản xuất. Đồng thời khi nhận đơn đặt hàng thì sẽ chuyển qua bộ phận lập kế hoạch kiểm tra gỗ tồn và quyết định loại gỗ sẽ mua. Sau khi gỗ mua về sẽ đưa ngay vào sản xuất.
3.4 Quy Trình Sản Xuất Đơn hàng Đơn hàng Giám đốc Đề xuất sản xuất Thủ kho thành phẩm Mua Thủ kho vật tư Kỹ thuật Sản xuất Kiểm tra tồn kho Quyết định sản lượng sản xuất Kiểm tra gỗ Quyết định loại gỗ
Nguyên liệu: chủ yếu là gỗ cao su được mua từ các nông trường cao su ở Bình Dương; gỗ khi mua vể đã qua xử lý và có nhiều qui cách.
Tổ cưa: bất kỳ một sản phẩm nào cũng phải qua cưa trước khi qua các công đoạn khác. Chính vì điều này mà trước đây việc mua nguyên liệu gỗ do tổ cưa quyết định. Nếu cưa không chính xác thì khi qua các khâu lắp ráp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm không đồng nhất.
Tổ mài: khi cưa xong sản phẩm thường được chuyển qua mài để làm phẳng các mặt lắp ráp hay mài góc vuông.
Tổ tiện: khi sản phẩm đả qua tiện thì không cần chà lại, chỉ cần chuyển qua lắp ráp hoặc sơn.
Tổ khoan lộng: thực hiện việc khoan và cưa lông những chi tiết hay sản phẩm phức tạp (những đường cong); đồng thời đảm nhận luôn nhiệm vụ mài bo các cạnh chi tiết.
Tổ chà trám: chi tiết trước khi đưa vào sơn cần phải được chà sạch lông gỗ để khi sơn sẽ đẹp và ăn sơn. Đồng thời xà lót khi sơn lót xong; trám lại những vết nứt của chi tiết.
Tổ sơn: làm nhiệm vụ sơn chi tiết hoặc sản phẩm đã lắp ráp xong. Hiện tại, chỉ sơn cho chi tiết rời hoặc các sản phẩm đã lắp ráp.
Tổ lắp ráp - đóng gói: khi các chi tiết đã sẵn sàng thì sẽ được chuyển qua lắp ráp để lắp ráp. Lắp ráp có 2 loại: lắp ráp bán phẩm và lắp ráp thành phẩm. Sản phẩm sau khi đã lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được đưa qua đóng gói. Qui cách đóng gói phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.