Hình tượng trầu cau trong thơ ca dân gian.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong đời sống văn hóa cổ truyền của người việt (Trang 31 - 38)

IV. HÌNH TƯỢNG TRẦU CA U VÔI TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN, DÂN CA, CA DAO.

3. Hình tượng trầu cau trong thơ ca dân gian.

Trong sinh hoạt dân ca, khâu mời trầu tuy đã có đặc điểm riêng về nội dung và hình thức của một chặng hát dân gian, ở nhiều vùng đã thể hiện được những tình cảm sâu sắc, nhưng chưa có tầm khái quát cao. Phải đến khi nền thơ ca dân gian phát triển, giữa thơ ca dân gian và văn học thành vưn có mối quan hệ qua lại, thơ ca dân gian gắn bó mật thiết hơn với các loại hình văn học dân gian khác, hình tượng trầu - cau thật sự khái quát được những tình cảm sâu sắc của tâm hồn người Việt. Khi sự giao lưu văn hóa giữa các vùng được mở rộng, những câu ca đặc sắc không còn là của riêng một vùng nữa, chúng ta có được những giá trị tinh thần chung đậm đà, phong phú. Hình tượng trầu - cau là một hình tượng đặc sắc trong hệ thống hình tượng thơ ca dân gian.

Dây trầu hình ảnh người con gái, cây cau hình ảnh người con trai, đôi hình ảnh hết sức quen thuộc của thơ ca dân gian. Nếp cảm nghĩ toát ra từ hình tượng trùng hợp với những mong ước trong truyện kể thần ky Trầu - cau - vôi. Ước mong sum họp, đoàn tụ là ước mong tha thiết nhất của nhân dân mà thơ ca dân gian đã thể hiện qua nhiều hình ảnh cụ thể.

Cũng cảm xúc ấy nhưng tinh tế hơn biểu hiện ở mầu sắc trầu cau tượng trưng cho sự hài hòa tương xứng trong tình vợ chồng:

Trầu vàng sánh với cau xanh, Duyên em xứng với tình anh tuyệt vời.

Thơ ca dân gian phản ánh được những tâm tư thầm kín trong tình cảm thanh niên nam nữ ở nông thôn. Không bị những luật lệ của xã hội phong kiến gò bó, hình ảnh trao trầu trong thơ dân gian khái quát được mối quan hệ gắn bó giữa những lứa đôi, thể hiện tình cảm lành mạnh của tuổi trẻ.

-Hai ta sang một con đò

Trông cho vắng khách trao cho miếng trầu.

Kín đáo, tế nhị là phong cách biểu hiện tình cảm của người Việt. Chắt lọc trong nguồn dân ca, những hình ảnh trong thơ được mài rũa tinh vi và nghệ thuật điêu luyện rõ rệt. Hình ảnh trao trầu tượng trưng lời hẹn ước, gửi gắm niềm tin:

-Giơ tay trao một miếng trầu, Lòng tin gửi lại cho nhau ít nhiều.

Lời hứa một khi thể hiện ở cách cấu tạo hình tượng không chỉ dừng lại ở lời ca tự sự thường có tác dụng gợi cảm sâu sắc:

-Từ ngày ăn miếng trầu trao

Miệng ăn môi thắm ngày nào cho quên!

Hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian chủ yếu thể hiện lòng chung thủy trong tình yêu nam nữ, trong quan hệ vợ chồng. Nhưng dần dần ý nghĩa mô-típ miếng trầu trong thơ được mở rộng thể hiện tình nghĩa trong mọi mối quan hệ giữa người lao động. Khi người ta nhắc nhau:

-Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Ăn thì đã vậy lấy gì trả ơn!.

Thì không còn chỉ là tình nghĩa vợ chồng, tình yêu trong gia đình nữa mà đặt những vấn đề rộng hơn.

Truyền Trầu - cau - vôi và hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người phản ánh những mối quan hệ gia đình và xã hội, phản ánh những quan hệ tình cảm lành mạnh của người lao động. Hình tượng nghệ thuật ấy ngày nay còn là những tư liệu quí giúp ta tìm hiểu đặc điểm tâm hồn người Việt xưa kia. Những yếu tố trong sáng trong đời sống tình cảm còn giá trị sâu sắc, chúng ta trân trọng những tình cảm ấy, như đồng chí Lê Duẩn có lần đã chỉ ra.

“Con người không phải chỉ sống với miếng cơm manh áo mà còn có đời sống tình cảm, đời sống văn hóa, những cái đó gắn liền với dân tộc. Nay mai dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công

thì câu ca dao Việt Nam vẫn làm rung động lòng người Việt Nam hơn hết. Trong việc xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta phát huy những đức tính truyền thống của các dân tộc trên đất nước ta, chúng ta có thể tìm trong văn học dân gian bản sắc dân tộc cần được kế thừa trong giai đoạn cm hiện nay.

KẾT LUẬN:

Chúng ta đều biết, xưa kia trầu cau là hai loại cây được trồng khắp nơi trên quê hương đất nước để lấy lá, lấy trái dùng hằng ngày. Từ vua quan cho chí thứ dân, từ đàn ông cho chí đàn bà, ai ai cũng thích nhai trầu; nhiều người còn nghiện là đằng khác, nhất là các bà gia bình dân, nhai trầu bỏm bẻm, do đó mới có khẩu ngữ “bà già trầu”.Đặc biệt cây cau chẳng những được dân gian quí hóa bảo nhau trồng ở sân trước nhà - chuối sau cau trước - mà ngay ở Hoàng thành vào đời Minh Mạng (1820 - 1840) cây cau còn được chọn khắc trên đỉnh đồng, có tên Anh Đỉnh, đỉnh thứ tư trong cửu đỉnh, được đặt trước sân Thế Miếu.

Với chúng ta, hình ảnh những hàng cau thẳng tắp, cao vút (nhiều khi cao hơn 10 mét), có lá mọc thành chùm ở ngọn cây,thân lá xẻ hình lông chim, lung linh trong nắng sớm, đong đưa trước gió chiều hay in hình trên nền trời xanh thẳm vào những đêm trăng sáng.Từ dáng thanh thoát, tạo nhã của cây cau giữa vườn quê đêm trăng, lá trầu miếng vôi quyện thắm mặn nồng trong câu chuyện truyền thuyết, đến tục ăn trầu thuần việt, chuyện trầu cau còn đi sâu vào đời sống, tâm linh trong sinh hoạt đời thường của người xưa.Giờ đã thưa dần những người ăn trầu, kể cả ở các làng quê, nhưng trầu cau vẫn mang cốt cách tao nhã, sang trọng, vẫn là “đầu trò tiếp khách” trong những lễ nghi quan trọng đời người như cưới, hỏi. Miếng trầu cau là biểu tượng cho sự tôn kính, là “cầu nối” giữa người sống với tổ tiên, được dùng phổ biến trong những ngày giỗ chạp, lễ tế thần, gia tiên, lễ mừng thọ.

Về màu sắc, đã có một sự hòa hợp rất lạ kỳ giữa màu xanh của lá trầu, màu trắng của ruột cau và màu bạc của vôi lại cho ra một sắc màu đỏ thắm đến diệu kỳ.

Về mặt tâm lý, sắc thắm này chính là màu biểu trưng cuarngafy cưới, cho hạnh phúc lứa đôi, cho tấm lòng sắt don chung thủy.

“Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như bôi”

(Hồ Xuân Hương)

Dù son phấn đương đại đã làm mất dần cái duyên ăn trầu của người con gái, song nét văn hóa trầu cau không dễ phai mờ trong truyền thống người Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Việt Hương, “Văn hoá ẩm thực và y phục dân tộc Việt Nam”, Giáo trình đào tạo cử nhân trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2. Tạp chí dân tộc học số 3 -1974.

3. Đặng Đức Siêu, “Sổ tay văn hóa Việt Nam”, nhà xuất bản lao động xã hội, 2001

4. Trần Quốc Vượng “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”,nhà xuất bản Văn học, 2003.

5. Trần Ngọc Thêm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” , nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

6. Phan Kế Bính “Việt Nam phong tục” nhà xuất bản KHXH, 2003. 7. Hiểu Ngọc “Trầu cau”, nhà xuất bản Thế giới, 2004.

8. Tân Việt, “Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1997.

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

I. Nguồn gốc của tục ăn trầu 3

II. Trồng trầu cau 6

III. Trầu cau trong đời sống văn hóa cổ truyền người Việt 8

1. Cách ăn trầu của người Việt 8

1.1. Cấu tạo miếng trầu 8

1.2. Bổ cau 9

2. Văn hóa người Việt được thể hiện qua cách têm trầu 13

3. Cau trầu trong một số nghi lễ 15

3.1. Miếng trầu cúng mụ 16

3.2. Trong nghi lễ hôn nhân 16

4. Trầu cau trong giao tế xã hội 19

4.1. Mời trầu tiếp khách 19

4.2. Trầu cau là món quà biếu thông dụng 21

4.3. Mời trầu là cách ngỏ tình yêu giữa nam và nữ 22 4.4. Ăn trầu gắn liền với tục nhuộm răng đen của người Việt 23 IV. Hình tượng trầu cau - vôi tỏng truyện kể dân gian, dân ca, ca dao

24

1. Truyện trầu - cau - vôi của người Việt 24

2. Mời trầu trong sinh hoạt dân ca 26

3. Hình tượng trầu cau trong thơ ca dân gian 29

Kết luận 32

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong đời sống văn hóa cổ truyền của người việt (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w