Mời trầu trong sinh hoạt dân ca.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong đời sống văn hóa cổ truyền của người việt (Trang 28 - 31)

IV. HÌNH TƯỢNG TRẦU CA U VÔI TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN, DÂN CA, CA DAO.

2.Mời trầu trong sinh hoạt dân ca.

Mời trầu có thể diễn ra hàng ngày trong sinh hoạt của thanh niên nam nữ. Trong sinh hoạt dân ca cảnh mời trầu không có tính tự phát, là một khâu có đặc điểm cụ thể. Sinh hoạt dân ca của người Việt phong phú và đa dạng, gồm nhiều yếu tố văn hóa, đậm đà màu sắc dân tộc. Trong quá trình phát triển, ở tất cả mọi vùng đã hình thành dần dần và ngày càng hoàn thiện các lề lối thủ tục sinh hoạt dân ca. Các chặng, các bước trong một cuộc hát (có thể diễn ra trong một đêm hoặc nhiều đêm ngày liên tục) được quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt. Mời trầu là một khâu có những dặcđiểm rõ rệt.

Chặng đầu tiên của một cuộc sinh hoạt dân ca là chặng hát mừng, hát dạo. Đôi bên mới tiếp xúc chúc tụng nhau, thăm hỏi nhau hoặc có vùng thử tài nhau. Ở chặng này đô ibeen chưa thổ lộ tình cảm sâu sắc. Cảnh mời trầu - nếu có, có vùng chỉ hát mừng, hát thăm hỏi, hát chúc tụng, không mời trầu - cũng diễn ra như một nghi thức. Trong hát ghẹo Phú Thọ, bên gái hát:

Em thưa với anh: Đôi nước anh em ta.

Áo vải dải gai, cổ kím chí nghĩa. Anh đưa chân ra tôn thần đã đoạn.

Chị em nhà em có cơi trầu đưa tay nâng lại hầu anh! Bên trai đáp:

Em thưa với chị:

Cơi trầu để đữa bưng ra

Trầu chẵn, cau lẻ thật là trầu cau

Nhân dân địa phương có những bài ví đặt trầu để hát trong chặng này song song với việc ăn trầu, uống nước. Những bkaif hát lúc này đã đề cặp đến tình cảm đôi bên nhưng chưa sâu sắc đậm đà. Phải đến những chặng sau, tình cảm mới bộc lộ tha thiết. Ở chặng này văn nghệ và cuộc sống gắn bó, tính chất hồn nhiên của đời sống hàng ngày cùng những thủ tục của một cuộc trình diễn ca hát hòa vào nhau tạo nên một khúc dạo đầu vừa tự nhiên thoải mái vừa chuẩn bị cho việc thổ lộ tâm tình sâu sắc sau này. Cảnh mời trầu trong dân ca Quan họ được hình thành phù hợp với sự phát triển tình cảm nghệ nhân, mặc dầu có tính chất nghi lễ nhưng không gò bó mà trái lại vẫn nhẹ nhàng như tâm trạng đôi bên đón chờ một cuộc sinh hoạt phong phú, lành mạnh. Lời ca lúc này cũng mộc mạc giản dị.

Tuy nhiên, khác hẳn với nghi lễ phong kiến, ở đây hai bên cùng mời nhau ăn trầu, đó chính là phản ánh quan hệ hồn nhiên vô tư giữa những người lao động không bị lễ giáo ràng buộc mà vẫn giữ được thái độ đúng mực.

Trong sinh hoạt dân ca ở nhiều vùng mời trầu vượt khỏi khuôn khổ một nghi thức, nhằm mục đích trao đổi tâm tình.

Cũng như ở chặng đầu, đến chặng này hai bên cùng mời trầu, hoặc nữ mời trước. Trong hai phường vải Nghệ - Tĩnh, một loại dân

ca phong phú và độc đáo củ vùng Trung đất nước, mời trầu ở vào chặng sôi nổi nhất của cuộc hát. Một cuộc hát có thể kéo dài ba bốn, năm sáu đêm. Sau hát chào, hát mừng, hát hỏi, hát đố, hát đối nhằm mục đích giao tế và thử tài mới đến mời trầu. Lúc này bên nam không còn phải đứng ngoài cổng nhà phường nữ mà hát vọng vào nữa, được mời vào nhà. Ở đây nữ chủ động mời Nguyễn Du đã miêu tả trong bài văn tế sống “Trươ’ngf lưu nhị nữ”:

… “Ngồi trong nhà, chị em chín mười ả, ả vi, ả hát, ả kéo sợi, ả đưa thoi, cũng có ả trao trầu tận miệng, mỹ nữ như hòa”. Vừa mời trầu vừa hát:

_Trầu xanh, cau trắng, chay vàng. Cơi trầu bịt bạc thiếp mời chàng ăn chung. Bên trai gặng hỏi:

- Trầu này trậu mẹ trầu cha Hay là trầu bạn đứa ra hỡi nàng! Cô gái đáp ngay:

Trầu này thực của em têm, Trầu phú, trầu quí, trầu nên vợ chồng

Trầu này bọc khăn tơ hồng, Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây.

Càng hát càng say, mời trầu chỉ còn là một dịp để đôi bên tâm sự. Đặc sắc hơn cả là cảnh chơi đúm trong hát xoan Phú thọ.

Chơi đúm là một lối chơi trong dân ca giao duyên. Hai bên trai gái đứng đối diện nhau, vừa chơi đúm vừa hát. Quả đúm là một

vuông vải hoặc lụa màu đỏ cuộn tròn, trong quả đúm có những miếng trầu. Cô gái cầm quả đúm vừa đi vừa hát. Khi hát hết những câu:

Đúm này em dặn thì nghe, Đúm bay cho tới áo the đúm vào

Đúm vào người hỏi làm sao Em là quả đúm em vào kết duyên.

thì ném quả đúm vào một anh bên nam. Anh nào bắt được quả đúm mở ra lấy miếng trầu ăn rồi đặt vào đó một vài đồng tiền, cuộn lại. Anh cầm quả đúm vừa đi vừa hát và ném quả đúm trả lại cô gái. Vừa chơi, vừa ăn trầu, vừa hát đối đáp sôi nổi, dạt dào tình cảm. Chơi đúm kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ liền.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong đời sống văn hóa cổ truyền của người việt (Trang 28 - 31)