Cổng PC-Game

Một phần của tài liệu Bài giảng kiến trúc máy tính pot (Trang 133 - 135)

Cấu trúc và chức năng của board ghép nối trò chơi (PC game) như hình bên dưới.

6 Biến trở Y của Joystick A 7 Phím 2 của Joystick A (BA2) 10 Phím 1 của Joystick A (BB1) 11 Biến trở X của Joystick B 13 Biến trở Y của Joystick B 14 Phím 2 của Joystick A (BB2) 1, 8, 9, 15 Vcc (+5V)

4, 5, 12 GND (0V)

Bảng 8-13 Tín hiệu chân của cổng PC-game

Board mạch được nối với bus hệ thống của PC chỉ qua 8 bits thấp của bus dữ liệu, 10 bits thấp của bus địa chỉ và các đường điều khiển IOR và IOW. Một đầu nối 15 chân được nối với board mạch cho phép nối cực đại hai thiết bị cho PC game gọi là joystick.

Mỗi joystick có 2 biến trở có giá trị biến đổi từ 0 đến 100kΩ được đặt vuông góc với nhau đại diện cho vị trí x và y của joystick. Thêm nữa chúng có 2 phím bấm, thường là các công tắc thường hở phù hợp với các mức logic cao của các dây trên mạch.

Có thể xác định được trạng thái nhấn hoặc nhả phím một cách dễ dàng bằng lệnh IN tới địa chỉ 201h. Nibble cao chỉ thị trạng thái của phím. Vì board không dùng đường IRQ do đó không có khả năng phát ra 1 ngắt, do vậy board chỉ hoạt động trong chế độ hỏi vòng (polling). Byte trạng thái của board game như sau:

D7 D6 D5 D4 D3 D2 D1 D0

BB2 BB1 BA2 BA1 BY BX AY AX

Bảng 8-14 Byte trạng thái của board game

BB2, BB1, BA2, BA1: Trạng thái của các phím B2, B1, A2, A1; 1 = nhả; 0 = nhấn

Một phần của tài liệu Bài giảng kiến trúc máy tính pot (Trang 133 - 135)