Kiến nghị với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu giai phap nang cao hieu qua ban hang.doc (Trang 35 - 36)

Trong tương lai, siêu thị sẽ trở thành một trong những kênh phân phối bán lẻ chủ yếu ở thành phố, góp phần cải thiện cảnh quan đô thị, nâng cao văn minh thương mại. Do đó các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương nên quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này. Em xin nêu một số ý kiến như sau:

 Hiện nay, siêu thị đã xuất hiện nhiều trên địa bàn thành phố, nhưng các cơ quan nhà nước chưa có quy định chính thức về các điều kiện để được công nhận là siêu thị, về việc đăng ký kinh doanh, quy định cụ thể về tên gọi, thương hiệu, để tránh tình trạng các đơn vị đăng ký kinh doanh là cửa hàng bán lẻ nhưng lại tự đặt cho mình cái mác siêu thị. Vì vậy nhà nước cần có qui chế về tiêu chuẩn của siêu thị, trung tâm thương mại cụ thể về mặt đầu tư, xây dựng phát triển mạng lưới và phải nằm trong qui hoạch phát triển của địa phương, rồi từ đó có những chính sách chế độ với các loại hình này.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Ánh Tiên

 Nhà nước cần tránh việc cấp giấy phép tràn lan mà không xem năng lực, cần phối hợp với các ban quản lý thị trường, sở y tế, thuế vụ thường xuyên kiểm tra chất lượng, hàng hóa, giá cả và các yếu tố có liên quan, tiến hành xử phạt nghiêm với những hành vi vi phạm…. gây ảnh hướng đến uy tín siêu thị trong hoạt động kinh doanh.

 Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng để khi có sự thắc mắc, kiện tụng, sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, làm tăng sự tin tưởng của người mua về loại hình kinh doanh hiện đại, văn minh này.

 Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hàng các văn bản thống nhất để hoạt động siêu thị đi vào nề nếp và ổn định.

 Khi xây dựng quy hoạch phát triển thành phố, cần quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị cho phù hợp với quy hoạch chung của toàn thành phố, đảm bảo xây dựng siêu thị ở những vị trí thuận tiện về giao thông.

 Nhà nước cần có những chính sách khuyến khách đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh siêu thị như: ưu đãi về thuế, chính sách đầu tư thông thoáng… để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia lĩnh vực kinh doanh siêu thi. Ngoài ra, nhà nước nên xem xét điều chỉnh các văn bản về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các siêu thị với các loại hình kinh doanh bán lẻ khác.

 Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cần tổ chức những buổi hội thảo về vấn đề quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của siêu thị để rút ra kinh nghiệm, chấn chính hoạt động kinh doanh của siêu thị.

Một phần của tài liệu giai phap nang cao hieu qua ban hang.doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w