41Bước 2: Nghiền mẫu, chuẩn bị mẫu

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth ) tại các tỉnh miền trung (Trang 41 - 42)

6 = không bị phân thân

41Bước 2: Nghiền mẫu, chuẩn bị mẫu

Bước 2: Nghiền mẫu, chuẩn bị mẫu

- Mẫu được nghiền nhỏ dưới 1 mm

- Bột gỗ cân được sấy trong Silicagel 24h trước khi làm thí nghiệm - Lượng mẫu tối thiểu cho 1 lô: 2g

Bước 3: Tiến hành thí nghiệm

- Cân 1g mẫu khô + 10 ml Diglyme và 2 ml HCl vào bình tam giác 50 ml, lắc trong máy lắc nước nóng 90o trong 1 giờ

- Lấy mẫu ra và lọc qua phễu lọc G3 sử dụng bình hút chân không

- Rửa mẫu bằng 50 ml Methanol và sau đó rửa lại bằng 250 ml nước cất sôi - Sấy mẫu 12 giờ ở nhiệt độ 105oC

- Lượng Cenllulose còn lại = Khối lượng phễu lọc sau khi thí nghiệm (Sấy khô, có Cellulose) - Khối lượng phễu lọc trước thí nghiệm (Sấy khô, không có Cellulose)

Bước 4: Xác định độ ẩm của mẫu gỗ và % Cellulose

- Cho mẫu vào cân xác định độ ẩm bằng phương pháp gia nhiệt, lượng mẫu khoảng 1g

- Độ ẩm mẫu gỗ = [1 – (khối lượng khô kiệt /khối lượng ban đầu)]*100% - Tính khối lượng khô kiệt của mẫu gỗ đưa làm thí nghiệm với Diglyme/HCl.

- % Cellulose được tính theo công theo thức = khối lượng Cellulose/khối lượng mẫu khô kiệt (tính đến 0,01%).

* Hiệu suất bột giấy cho các mẫu lớn được xác định bằng phương pháp Kurshner. Quy trình thí nghiệm được tiến hành như sau:

Bước 1: Thu thập mẫu gỗ

Mẫu nguyên liệu được lấy theo nguyên tắc chọn phần thân cây không chứa khuyết tật, loại bỏ hết phần mấu mắt, phần tích tụ nhựa hay phần mục nát. Mẫu gỗ có kích thước dài x rộng x dày là 25 x 25 x (2-3) mm. Sau đó phơi khô, loại bỏ các tạp chất để sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth ) tại các tỉnh miền trung (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)