Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ thái hưng (Trang 25 - 30)

Các tỷ số tài chính chủ yếu được chia làm bốn nhóm chính:

- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán.

- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn.

- Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động.

- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời.

Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ qua các tỷ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm các tỷ số sau:

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả,phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động và các khoản phải trả khác.

Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được các chủ nợ của doanh nghiệp rất quan tâm vì nó giúp các chủ nợ biết được các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có được đảm bảo thanh toán bằng tài sản ngắn hạn không.

13

Tỷ số thanh toán hiện hành quá thấp dẫn tới khả năng thanh toán cùng dòng tiền mặt yếu, dẫn đến khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh toán hiện hành cao phản ánh doanh nghiệp đủ khả năng trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán hiện hành quá cao lại phản ánh công tác quản lý tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.

Tỷ số thanh toán nhanh: được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn (trừ hàng tồn kho) có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền.

Công thức tính:

Tỷ số thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho.

Tỷ số thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ đến hạn

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Trong đó:

Nợ đến hạn là các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đến kỳ hạn trả tiền. Tỷ số thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán ngay bằng nguồn tiền hiện có của doanh nghiệp để trang trải cho các khoản nợ đến hạn thanh toán.

Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn

Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn phản ánh mức độ chủ động về tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: cho biết phần tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản.

14

Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng nợ phải trả Tổng tài sản

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Trong đó:

Tổng nợ phải trả gồm toàn bộ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Tổng tài sản gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Các cổ đông thường muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòng bẩy tài chính, gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông song các chủ nợ luôn thích các công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ.

Nhóm chỉ số về năng lực hoạt động

Nhóm chỉ số về năng lực hoạt động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu dùng để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác…

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian của kì phân tích Vòng quay các khoản phải thu

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Kỳ thu tiền bình quân là một dạng khác của chỉ tiêu Vòng quay các khoản phải thu. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải nợ khó đòi. Nếu chỉ số này cao doanh nghiệp cần

15

phải phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân của việc tồn đọng nợ. Khi phân tích chỉ số này ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các công ty cùng ngành, doanh nghiệp cần rà soát các khoản phải thu để phát hiện các khoản nợ quá hạn để xử lý.

Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Công thức tính:

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong kì. Vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả và cũng thể hiện rằng doanh nghiệp dữ trữ hàng tồn kho vừa đủ phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ. Song nếu mức tồn kho quá thấp sẽ không đủ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí không đáp ứng yêu cầu dự trữ hàng tồn kho tránh biến động giá của kỳ sau. Ngoài ra nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu Số ngày tồn kho để đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.

Số ngày hàng tồn kho =

Thời gian kỳ phân tích Vòng quay hàng tồn kho

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, cho biết một đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu. Công thức tính:

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp, cho biết một đồng tài sản dài hạn bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.

16 Công thức tính:

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn = Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn bình quân

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Nhà phân tích sử dụng các số liệu kỳ trước hoặc của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời phản ánh khả năng tạo thu nhập từ các nhân tố khác nhau tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.

Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm: phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm càng cao thì khả năng sinh lãi của doanh nghiệp càng lớn.

Chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản: phản ánh khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của công ty, cho biết với mỗi đồng tài sản đầu tư thì sẽ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Doanh lợi tổng tài sản ( ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng tài sản bình quân

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

17

Doanh lợi vốn chủ sở hữu: phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân bình quân

(Nguồn: Lưu Thị Hương,2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Chương 2: phân tích tài chính doanh nghiệp)

Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ thái hưng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)