- Hoạt động nghiên cứu và phát triển
W1: Hiện tại công ty Hiền Lương chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển. Những thông tin thị trường thường là của cá nhân các nhân viên kinh doanh và giám đốc. Về mặt tài chính công ty cũng chưa thật sự quan tâm đến bộ phận này. Tuy ở hiện tại công ty vẫn có thể nắm bắt và kiểm soát được thông tin thị trường. Tuy nhiên về lâu dài, khi mà hoạt động của công ty đã mở rộng, muốn
phát triển thành doanh nghiệp mạnh thì bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường là bộ phẩn không thể thiếu trong kế hoạch đầu tư. Mặc dù sẽ bỏ ra nhiều chi phí, nhưng đổi lại công ty có đầy đủ thông tin, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển về lâu dài của mình. Đây là một điểm yếu cần được khắc phục của công ty Hiền Lương.
- Sản phẩm
W2: Mẫu mã sản phẩm tuy có phần đa dạng nhưng cũng chỉ là cải tiến từ những mẫu cũ, vẫn chưa có những sản phẩm đột phá, chủng loại hàng chưa phong phú. Đặc biệt là ở thị trường Pháp, nơi có nhu cầu lớn về những sản phẩm nội thất làm từ mây tre, yêu cầu về kĩ thuật và thẩm mỹ rất được họ chú ý. Do đó công ty cần có những chiến lược để đưa ra những loại sản phẩm mới với chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Phân phối
W3: Hệ thống phân phối có thể xem là một điểm yếu của công ty Hiền Lương ở thời điểm hiện tại. Các hoạt động phân phối gần như phải thuê ngoài, công ty không có đại diện tại các thị trường để giải quyết những trục trặc xảy ra. Hiền Lương cũng không có đại lí hàng tại các thị trường, khách hàng của công ty là những khách hàng độc lập, liên hệ trực tiếp mua bán với công ty. Hiện tại công ty đang xúc tiến hoàn thiện hệ thống phân phối cho riêng mình, xây dựng kênh phân phối hàng hóa ở các nước, qua đó từng bước khẳng định thương hiệu Hiền Lương. Qua đây cho thấy công ty còn rất yếu trong khâu phân phối, từ đó dẫn đến sản lượng hàng bán ra không được như mong đợi. Trong tương lai công ty cần khắc phục được điểm yếu này để tăng cường tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Hoạt động sản xuất – tác nghiệp
W4: Hệ thống khu vực sản xuất, kho bãi và trụ sở của công ty được xây dựng theo hệ thống liên tục đảm bảo quá trình sản xuất. Tuy nhiên, công nghệ chưa được đầu tư vào một số quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và năng suất.
- Hoạt động nghiên cứu tiếp thị và bán hàng
W5: Các hoạt động tiếp thị chính của công ty đều là tham gia các hội chợ trong nước, do đó thị trường của công ty chưa ổn định và quy mô thị trường nhỏ. Mặt khác, do công ty chưa có hệ thống kênh phân phối cho riêng mình do hạn chế về tài chính nên hình thức xuất khẩu của công ty còn đơn giản và chưa hiệu quả, không đáp ứng được những đơn hàng lớn.
2.1.1. Thực trạng lựa chọn chiến lược xuất khẩu cụ thể
Sử dụng mô thức TOWS để kết nối các cơ hội - thách thức - điểm mạnh - điểm yếu doanh nghiệp đưa ra cho mình những chiến lược xuất khẩu cụ thể như sau: Bảng 2.4. Mô thức TOWS
Những điểm mạnh - S Những điểm yếu - W
TOWS
S1: Có sản phẩm cạnh tranh chiến lược.
S2: Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. S3: Chi phí sản xuất không lớn.
S4: Đội ngũ công nhân dồi dào, có kinh nghiệm và tay nghề cao.
S5: Có kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu.
S6: Có uy tín và quan hệ tốt với các đối tác của Pháp.
W1: Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển. W2: Mẫu mã, chủng loại mặt hàng còn ít chưa phong phú, đa dạng. W3: Hình thức xuất khẩu còn đơn giản và chưa hiệu quả, chưa có kênh phân phối riêng.
W4: Công nghệ chưa được đầu tư nhiều.
W5: Hạn chế về tài chính.
Những cơ hội – O Chiến lược SO Chiến lược WO
O1: Sự ưu đãi của nhà nước trong hoạt đông xuất khẩu mây tre đan. O2: Ưu đãi về thuế xuất khẩu.
1. Phát triển và mở rông mối quan hệ với các đối tác tại thị trường Pháp. 2. Đẩy mạnh đầu tư, sản xuất các mặt hàng chiến
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời đưa ra
O3: Tỷ giá biến động tăng dần.
O4: Nhu cầu sử dụng mặt hàng mây tre đan ở Pháp đang tăng cao
O5: Đầu tư công nghệ vào sản xuất.
lược xuất khẩu vào thị trường Pháp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 3. Thúc đẩy ký kết nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp nhập khẩu của Pháp.
nhiều mẫu mã, chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng như cầu tiêu dùng của khách hàng. 2. Áp dụng công nghệ vào sản xuất, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh của công ty, sản phẩm ở thị trường Pháp cũng như thị trường quốc tế.
Những nguy cơ - T Chiến lược ST Chiến lược WT
T1: Khó tránh khỏi những hàng rào phi thuế quan, thị trường khó tính. T2: Lạm phát tăng cao. T3: Khan hiếm nguồn nguyên liệu tốt.
T4: Cạnh tranh gay gắt của các nước có tiềm năng, thế mạnh, kinh nghiệm.
1. Đưa ra chính sách giá hợp lý để cạnh tranh với các nước có thế mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia…
2. Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ hiểu biết sâu về những thông lệ, nghiệp vụ tác nghiệp thương mại quốc tế. 3. Xây dựng nguồn nguyên liệu tập trung, đủ sức cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất. 4. Cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được yêu cầu về những
1. Cần có kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. 2. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàng nhằm chiếm được niềm tin của khách hàng.
3. Liên kết với các doanh nghiệp mây tre đan trong nước để đáp ứng được những đơn hàng lớn.
tiêu chuẩn kỹ thuật tại thị trường này.
Hiện tại, chiến lược chung cho toàn công ty là thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu. Mặc dù, sản phẩm của công ty đã có mặt ở khá nhiều khu vực trên thế giới nhưng công ty chỉ chiếm một phần nhỏ tại các thị trường này, thị trường có triển vọng chưa được quan tâm khai thác. Thị trường nước ngoài của công ty không ổn định, do đó công ty cũng có định hướng cho từng khu vực thị trường, từng khách hàng, coi trọng các khách hàng lớn và quen thuộc.
Tại thị trường Pháp, Công ty cũng đưa ra chính sách cho sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận, mở rộng thị trường và giữ uy tín với khách hàng. Không ngừng cải tiển mẫu mã sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đầu tư một số thiết bị máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt hàng mây tre đan là khó chuẩn hóa về chất lượng, song việc mua gom hàng hóa không tiến hành ồ ạt mà có hàng mẫu để so sánh, loại bỏ những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn vì thị trường hiện nay nói chung, đặc biệt là thị trường Pháp đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa.
Hiện nay công ty vẫn chưa có mạng lưới phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà phải bán cho các trung gian nước ngoài. Do tiềm lực về tài chính còn hạn chế và mức độ hiểu biết về thị trường mới còn chưa cao. Công ty ưu tiên việc tìm nhiều khách hàng hơn là chỉ tập trung vào các nguồn tiêu thụ lớn.
Bên cạnh đó, công ty điều chính giá cả tùy theo sự biến động của các yếu tố thị trường. Do có được lợi thế về chi phí sản xuất và lao động rẻ nên giá của công ty cũng như các công ty xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam đều thấp hơn các đối thủ cạnh tranh như Indonexia, Trung Quốc, Thái Lan…
Các hoạt động xúc tiến bán hàng cũng được công ty triển khai nhằm giới thiệu sản phẩm, chào hàng nhưng chủ yếu là tham gia các hội chợ triển lãm và các diễn đàn về hàng thủ công mỹ nghệ, chưa có chương trình và mục tiêu cụ thể.
Ngoài ra, chiến lược về nhân sự cũng được công ty chú trọng. Tuy đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nhưng để đối phó với các đối tác nhiều khi còn bị động, lúng túng nên bị đối phương chèn ép làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đặc biệt là đỗi ngũ cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ xuất khẩu. Công ty luôn khuyến khích các cán bộ theo học các khóa học ngắn hạn, dài hạn về kinh tế và kinh doanh ngoại thương. Cán bộ trẻ mới ra trường được làm việc xe kẽ với các cán bộ lâu năm, nhiều kinh nghiệm để có cơ hội học hỏi và nâng cao vốn hiểu biết thực tế.