Nhận dạng những thách thức

Một phần của tài liệu 245360 (Trang 28 - 31)

+ Môi trường kinh tế

T1: Nền kinh tế phát triển tạo ra cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội tuy nhiên một thách thức đối với doanh nghiệp là Pháp lại là một thị trường khá khó tính, những tiêu chuẩn về kĩ thuật đòi hỏi rất cao, gây không ít khó khăn cho quá trình xuất khẩu, đây là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường này.

T2: Bên cạnh đó, tình hình lạm phát của nước ta trong những năm gần đây cũng gây ra không ít những ảnh hưởng cho các doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan nói riêng. Tỉ lệ lạm phát qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 lần lượt là 12,6%, 19,89%, 6,88% và 11,75% (Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam). Năm 2007, 2008 và 2010 lạm phát của Việt Nam ở mức cao điều này làm cho mất giá đồng nội tệ làm cho kết quả mang về từ xuất khẩu gia tăng khi quy đổi qua đồng nội tệ. Lạm phát ở mức quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Tuy nhiên khi lạm phát cao xảy ra, nội tệ mất giá làm cho giá cả các mặt hàng nguyên liệu sản xuất trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, không hoặc chậm đáp ứng theo các hợp đồng đã ký kết, làm giảm uy tín doanh nghiệp với đối tác.

Năm 2009, cả thế giới gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam và các nước đều ở mức thấp, sức mua ì ạch, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mức thấp. Tình trạng cạnh tranh bán hàng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ

hết. Tóm lại, ở một mức tỉ lệ lạm phát thích hợp đủ để kích thích nền kinh tế phát triển là môi trường lí tưởng để các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

+ Yếu tố tự nhiên

T3: Nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng mây tre đan chủ yếu được khai thác từ các khu rừng thuộc các tỉnh miền trung và vùng núi phía Bắc như Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái…Tuy nhiên, hiện nay nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm do tình trạng khai thác bừa bãi nên tạo ra cho doanh nghiệp khá nhiều khó khăn trong vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu tốt. Mặc dù chinh phủ đã đưa ra nhiều chính sách phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mặt hàng mây tre đan thế nhưng nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu tốt. + Đối thủ cạnh tranh

T4: Với việc nước ta gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO tạo cho doanh nghiệp không ít những cơ hội nhưng cũng cùng với đó là rất nhiều những thách thức, công ty phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với những công ty trong nước mà cả đối với những công ty nước ngoài, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, tại thị trường Pháp, công ty đang phải đương đầu với một số đối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, kinh nghiệm trước hết phải kể đến Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan… Mặt khác, tuy nhiều hàng rào thuế quan đã được xóa bỏ, xong Pháp là một thị trường khá khó tính, những tiêu chuẩn về kĩ thuật đòi hỏi rất cao, gây không ít khó khăn cho quá trình xuất khẩu.

2.3.3. Thực trạng phân tích điểm mạnh, điểm yếua. Nhận dạng những điểm mạnh a. Nhận dạng những điểm mạnh

- Sản phẩm

Các nhóm sản phẩm chính của công ty gồm có:

Các sản phẩm nội thất gồm bàn ghế, giường, tủ được làm chủ yếu từ các loại nguyên liệu như song mây, guộc, có kết phối với gỗ để làm tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ.

Các loại đồ trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, làn, giỏ, chao đèn, khay, mũ du lịch… có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau được kết phối từ các loại nguyên vật liệu hay đơn thuần là một loại nguyên liệu.

Các sản phẩm gia đình như mành trúc, mành tre, buông các loại cụ thể là mành thô, mành lụa, mành bỏ, mành khuyên. Các loại chiếu mây, đũa tre, tăm và các loại sản phẩm khác… phục vụ cho nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng.

S1: Các sản phẩm làm ra đều đạt sự đồng đều tương đối, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng, và đang có được nhiều lợi thế hơn các đối thủ trên thương trường. Các mặt hàng nội thất là một điểm mạnh cạnh tranh của công ty tại thị trường Pháp vì nhu cầu của khách hàng tại thị trường này chủ yếu là các sản phẩm nội thất được làm từ mây tre đan, trong khi các đối thủ trực tiếp của Hiền Lương hiện nay hầu như đều tập trung vào các mặt hàng trang trí như giỏ hoa, lộc bình ... Nhưng các sản phẩm nội thất mới là sản phẩm có giá trị gia tăng cao đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì vậy trong tương lai đó là cơ hội để công ty đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm sản phẩm này.

- Hoạt động sản xuất – tác nghiệp

S2: Hiện tại, để có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho hoạt động sản xuất, công ty đã chủ động hợp tác liên kết với các thương buôn nguyên liệu của địa phương để đảm bảo nguồn cung. Do vậy, mặc dù phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt gây thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất nhưng sự hợp tác này có thể sẽ là lợi thể cho doanh nghiệp để khắc phục với nguy cơ thiếu nguyên liệu.

S3: Ngoài ra công ty còn thu mua sản phẩm mây tre đan từ các tiểu thương, các hộ gia đình tại địa phương và các làng nghề ở khu vực lân cận và chi phí sản xuất hàng mây tre đan là không lớn, do vậy công ty có điều kiện để đầu tư ở nhiều khu vực khác nhau và thuận lợi cho việc thu mua các mặt hàng này với mức giá phù hợp.

S4: Hoạt động lâu năm và có trụ sở ngay tại làng nghề truyền thống của địa phương nên công ty có đội ngũ công nhân viên đông đảo, giá rẻ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với doanh nghiệp nên năng lực sản xuất của doanh nghiệp không ngừng được tăng cao.

- Hoạt động nghiên cứu tiếp thị và bán hàng

Hiện tại các hoạt động tiếp thị chính của Hiền Lương là tham gia các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ trong nước. Tại các hội chợ công ty đều mang đến gian hàng giới thiệu sản phẩm của mình để qua đó giới thiệu sản phẩm của mình với bạn bè trong và ngoài nước. Hội chợ là nơi gặp gỡ giao lưu và là nơi tìm kiếm khách hàng của công ty.

S5: Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có đội ngũ công nhân viên nhiều kinh nghiệm trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Hơn nữa, công ty có mối quan hệ rất tốt với các đối tác của Pháp, xây dựng được thương hiệu của mình trên các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu sang thị trường này, tạo niềm tin và uy tín với các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này và với người tiêu dùng, điều đó đã tạo ra cho công ty những thế mạnh nhất định trong chiến lược xuất khẩu.

- Dịch vụ khách hàng

S6: Với một công ty kinh doanh xuất khẩu như Hiền Lương thì việc chăm sóc khách hàng cũng không phải dễ. Tuy nhiên với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu và rất quan tâm đến khách hàng, công ty đã tạo được uy tín và mối quan hệ rất tốt với các đối tác của Pháp nói riêng và các đối tác nhập khẩu khác nói chung. Công ty cũng thường xuyên tổ chức cho khách hàng những chuyến du lịch về làng nghề tại địa phương để thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 245360 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w